Các món tráng miệng biến tấu từ sữa chua
Nguyên liệu:
– 360gr sữa đặc
– 250ml nước sôi
– 80ml nước cốt chanh leo
– 400ml sữa tươi
– 2 thìa sữa bột
– 200gr sữa chua mua sẵn
– Hũ đựng sữa chua
Cách làm:
– Bước 1: Chanh leo cắt đôi rồi xúc lấy ruột chanh, lọc qua dây để lấy 80ml nước cốt chanh leo.
– Bước 2: Cho nước sôi vào 1 cái tô to rồi thêm sữa đặc và khuấy đều cho hòa tan.
– Bước 3: Tiếp theo bạn cho sữa bột và sữa chua mua sẵn vào cùng, khuấy đều nguyên liệu.
– Bước 4: Cuối cùng bạn rót nước cốt chanh leo vào cùng và khuấy đều 1 lần nữa là xong.
– Bước 5: Rót sữa vào các hũ đựng đã được tiệt trùng và lau khô.
– Bước 6: Đặt các hũ sữa chua vào nồi hoặc thùng xốp, đổ nước ngập 1/2 hũ sữa chua sau đó đậy nắp lại và ủ sữa 6-8 tiếng là sữa sẽ lên men. Cho sữa chua vào ngăn mát tủ lạnh vài tiếng cho sữa lạnh, khi ăn mới lấy ra thưởng thức.
Nguyên liệu:
300g mít đã bóc hạt
6 hộp sữa chua
2 quả lê ta
12 thìa sữa đặc có đường
Bột năng
Thạch các loại nhiều màu sắc
Nước cốt dừa
Cùi dừa tươi
100g nước
6 hộp sữa chua
2 quả lê ta
12 thìa sữa đặc có đường
Bột năng
Thạch các loại nhiều màu sắc
Nước cốt dừa
Cùi dừa tươi
100g nước
Cách làm:
Lấy 1 tô có bột năng cho 1,5 bát nước sôi vào trộn đều tay để bột không bị vón thành từng cục.
Khi nhiệt trong bát đã bớt nóng thì dùng tay nhào bột cho đến khi bột hơi sánh lại, ấn tay xuống thấy bột lún rồi bật lên không có dấu tay là được.
Dừa tươi cắt hạt lựu nhỏ. Lấy một chút bột năng ra ấn dẹp xuống rồi lấy miếng cùi dừa dã cắt hạt lựu cho vào giữa, nặn các mép bột lại cho vào long bàn tay vo tròn rồi bỏ vào bát. Làm tương tự với những hạt trân châu còn lại.
Dùng một cái xoong đổ ½ nồi nước, đun sôi rồi thả hạt trân châu vào đun đến khi hạt trong lại và nổi lên thì vớt ra thả vào nước lạnh cho trân châu có độ dai.
Dừa tươi cắt hạt lựu nhỏ. Lấy một chút bột năng ra ấn dẹp xuống rồi lấy miếng cùi dừa dã cắt hạt lựu cho vào giữa, nặn các mép bột lại cho vào long bàn tay vo tròn rồi bỏ vào bát. Làm tương tự với những hạt trân châu còn lại.
Dùng một cái xoong đổ ½ nồi nước, đun sôi rồi thả hạt trân châu vào đun đến khi hạt trong lại và nổi lên thì vớt ra thả vào nước lạnh cho trân châu có độ dai.
Lấy quả lê ta gọt vỏ xong thái hạt lựu rồi ngâm lê vào nước lạnh để cho không bị thâm và lê vẫn còn giữ độ trắng tự nhiên của nó.
Sau đó vớt ra để ráo nước rồi trộn với bột năng khô sao cho bô năng quyện kín vào với lê. Dùng rổ thưa mắt lắc cho rơi hết bột thừa đi.
Lấy một cái xoong nữa đun sôi nước lên rôi thả lê vào, đun đến khi hạt trong lại và nổi trên mặt nước. Lúc đó lấy muôi có lỗ để vớt ra đổ vào bát nước lạnh cho các hạt lựu không dính vào nhau.
Tiếp theo lấy mít đã bóc hột thái thành sợi dài vừa phải không nên thái quá mỏng sẽ không cảm nhận được vị ngọt của mít.
Lấy tô lớn cho đá bào nhỏ xuống dưới đáy bát, tiếp là cho các loại thạch sắc màu cùng trân châu và hạt lựu đã nấu cho vào tô. Sau khi các nguyên liệu ăn cùng sữa chua mít đã làm xong và cho vào bát thì nguyên liệu không thể thiếu đó là sữa chua và mít. Cho sữa chua và mít vào tô sau đó cho sữa đặc và nước cốt dừa vào cùng.
Cuối cùng món sữa chua mít đã hoàn thành với hương vị thơm ngon và màu sắc đầy hấp dẫn.
Sau đó vớt ra để ráo nước rồi trộn với bột năng khô sao cho bô năng quyện kín vào với lê. Dùng rổ thưa mắt lắc cho rơi hết bột thừa đi.
Lấy một cái xoong nữa đun sôi nước lên rôi thả lê vào, đun đến khi hạt trong lại và nổi trên mặt nước. Lúc đó lấy muôi có lỗ để vớt ra đổ vào bát nước lạnh cho các hạt lựu không dính vào nhau.
Tiếp theo lấy mít đã bóc hột thái thành sợi dài vừa phải không nên thái quá mỏng sẽ không cảm nhận được vị ngọt của mít.
Lấy tô lớn cho đá bào nhỏ xuống dưới đáy bát, tiếp là cho các loại thạch sắc màu cùng trân châu và hạt lựu đã nấu cho vào tô. Sau khi các nguyên liệu ăn cùng sữa chua mít đã làm xong và cho vào bát thì nguyên liệu không thể thiếu đó là sữa chua và mít. Cho sữa chua và mít vào tô sau đó cho sữa đặc và nước cốt dừa vào cùng.
Cuối cùng món sữa chua mít đã hoàn thành với hương vị thơm ngon và màu sắc đầy hấp dẫn.
Sữa chua nha đam
Nguyên liệu:
+ Sữa tươi: 1 lít
+ Sữa đặc: 200 gam
+ Sữa chua cái: 1 hộp
+ Đường: 50 gam
+Hộp đựng sữa chua
+ Nha đam
Cách làm:
– Nha đam gọt vỏ và rửa sạch, sau đó đem ngâm phần bên trong với nước muối cho sạch hết nhớt đi, rồi mới cắt hạt lựu.
– Xả qua nước muối nhạt nhiều lần đến khi bớt nhớt.
– Nấu 1 nồi nước đến khi sôi cho nha đam đã xả qua nước muối vào, khuấy sơ và đợi nước sôi lại trong 1 phút rồi vớt ra ngay xả lại qua nước lạnh.
– Nha đam xả lại với nước lạnh đã hết nhớt, để ráo nước đem đi ướp đường cho vừa ăn rồi cho vào tủ lạnh. Nha đam sẽ ra thêm nước, có thể cho thêm đá bào vào thành nước nha đam. Lấy hỗn hợp sữa đặc trộn với đường và nước rồi đun đến khi sủi bọt.
– Khi mà hổn hợp đường + nước + sữa đặc đủ ấm thì ta cho nha đam vào đun đến khi sôi thì thôi, tắt bếp để nguội còn 40-45 độ C thì cho sữa chua vào.
Hỗn hợp sữa chua nha đam để nguội rồi đong vào các lọ đựng sữa chua, sau đó đem ủ những lọ sữa chua này khoảng 6-8 tiếng. Sau khi ủ xong thì bạn để sữa chua vào tủ lạnh cho mát và thưởng thức thôi!
Sữa chua hạt đác
Nguyên liệu:
700ml sữa tươi không đường
150 gram sữa đặc
1 hũ sữa chua không đường
150 gram hạt đác
100 gram đường cát
Cách làm:
Bước 1: Đun nóng sữa tươi, cho sữa đặc vào quậy đều cho tan. Đợi sữa nóng hơi sủi bọt thì tắt bếp. Để nguội xuống khoảng 50 – 60 độ C thì đổ thêm sữa chua vào, khuấy đều tay.
Bước 2: Cách chế biến hạt đác bóc vỏ sẵn, rửa sạch. Đun sôi 300 ml nước với 100 gram đường, cho hạt đác vào rim khoảng 10 – 20 phút cho thấm vị. Đổ vào một hộp sạch, đặt vào tủ mát.
Bước 3: Đổ sữa chua vào hũ, đậy kín. Đặt vào thùng ủ. Đậy kín nắp và để qua đêm hoặc ít nhất là 8 tiếng cho sữa chua lên men trọn vẹn.
Bước 4: Lấy sữa chua ra, cho vào ngăn mát tủ lạnh từ 2 – 4 tiếng. Khi ăn, cho hạt đác vào chung và thưởng thức.