Mách bạn cách chọn áo khoác chống tia UV chất lượng

Tia UV có tác hại gì?
how-dermatologists-protect-from-sun-summer-lede
Tia UV có bản chất là một bức xạ nhiệt có hại đối với cơ thể người. Tác hại của tia UV sẽ ảnh hưởng nhiều nhất khi tiếp xúc trực tiếp vào bề mặt da và mắt, gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về lâu về dài.
Đối với mắt, tiếp xúc thường xuyên với tia UV có khả năng dẫn đến bệnh viêm giác mạc, đau mắt đỏ, đục thủy tinh thể, tổn thương võng mạc và thoái hóa hoàng điểm.
Làn da nếu thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mà không được bảo vệ, tia UV sẽ tấn công lớp hạ bì, làm cho da trở nên sạm đen (hiện tượng rám nắng da). Ngoài ra, ánh nắng cường độ cao sẽ khiến cho da mau chóng lão hóa, tạo ra nhiều nếp nhăn, gây tổn thương và thậm chí dẫn đến ung thư da.
Sử dụng trang phục chống nắng không đúng cách gây ảnh hưởng gì đến cơ thể?
mua-he-nen-mac-ao-chong-nang-mau-gi-voi-chat-lieu-nao (1)
Ngay cả khi đã chống nắng đủ, bạn vẫn có thể âm thầm bị phơi nhiễm với tia UV. Loại tia cực tím này có bước sóng dài, xuyên qua lớp vải, cửa kính và tác động lên da. Theo thời gian, làn da không được bảo vệ và phơi nắng quá nhiều sẽ dẫn đến lão hóa, suy giảm khả năng đề kháng. Mặt, tay, ngực và vai là các vùng của cơ thể tiếp xúc nhiều nhất với tia bức xạ UV. Do đó, trang phục chống nắng hiệu quả sẽ là lớp da thứ hai tăng cường bảo vệ cho da.
Thông thường, loại áo chống nắng truyền thống của người miền Bắc chính là áo sơ mi có phần che phủ tay hoặc áo jean dày, của miền Nam là các loại áo khoác có mũ bằng chất liệu pha polyester. Các chất liệu này không thấm mồ hôi khiến cơ thể bí bách, gây dị ứng, viêm da, mang lại cảm giác bức bối và giảm hiệu quả chống nắng.
Một số người quan niệm chỉ cần che chắn những phần quen thuộc như mặt và cánh tay, mà quên rằng bất cứ vùng da nào có tiếp xúc với nắng cũng để lại nhiều tác hại. Vì thế, lựa chọn trang phục chống nắng chuẩn trước hết phải bảo vệ đủ các vùng trên cơ thể.
Thêm vào đó, nên chọn kiểu dáng thuận tiện, phù hợp với phương tiện di chuyển, đặc biệt là xe máy. Trang phục quá kín hay quá rườm rà sẽ gây bất tiện, kém an toàn khi lái xe. Ngoài ra, áo màu tối sẽ hấp thu nhiệt mạnh hơn áo màu sáng. Tùy thuộc vào cường độ tia UV trong ngày, bạn nên chọn màu sắc của áo để bảo vệ cho làn da.
Nhiều phụ huynh nghĩ rằng trẻ tiếp xúc nhiều với ánh nắng sẽ hấp thụ thêm vitamin D nên việc chống nắng là chưa cần thiết. Tuy nhiên, làn da non nớt của trẻ dễ bị tổn thương, nhất là dưới ánh nắng gay gắt.
Mách bạn cách chọn áo khoác chống tia UV chất lượng
su-that-ve-ao-chong-nang-uniqlo-co-that-su-chong-duoc-tia-uv
Chất liệu vải
Để lựa chọn được áo khoác chống tia UV chất lượng tốt, điều đầu tiên phải lưu ý là chất liệu vải.
Trên thực tế, tất cả các loại vải đều có khả năng cản được bức xạ tia UV nhưng chỉ ở các mức độ khác nhau chứ không thể chống tia UV hoàn toàn được. Để chọn trang phục áo khoác chống tia UV hiệu quả, bạn cần phải chú ý đến chỉ số UPF (Ultraviolet Protection Factor) hay chỉ số bảo vệ chống tia tử ngoại. Đối với các trang phục chống nắng, chỉ số UPF càng cao thì khả năng ngăn cản bức xạ tia UV sẽ càng cao. Trang phục có khả năng chống nắng tốt phải đảm bảo các chỉ số UV cut và UPF – mức độ cản được tia cực tím, được kiểm chứng bởi các cơ quan thẩm định uy tín. Trang phục chống nắng với chỉ số UPF 40 sẽ chỉ cho 1/40 (tương đương 2,5%) số tia tử ngoại của mặt trời xuyên qua. Nói cách khác, nó ngăn chặn được 97,5% số tia tử ngoại tác động đến da, hiệu quả bảo vệ gấp 40 lần so với da không được trang phục chống UV bảo vệ.
Một số chất liệu vải có chỉ số UPF rất cao lên tới 1700, ví dụ như jeans. Trong khi đó, các loại áo với chất liệu cotton thường có chỉ số UPF khá thấp, chỉ khoảng từ 5 – 8. Một chiếc áo chống nắng hiệu quả cần sản xuất từ loại vải có chỉ số UPF từ 15 đến 50+, đó là khoảng UPF có tác dụng bảo vệ da một cách tốt nhất. Thông thường, chất liệu sợi tổng hợp như polyester hay nylon sẽ có khả năng chống tia UV cao hơn so với sợi vải cotton.
Về màu sắc
Điều thứ hai cần chú ý khi chọn mua áo khoác chống tia UV là màu sắc.
Theo ý kiến của các chuyên gia, nếu tính theo nguyên lý hấp thụ nhiệt của màu sắc thì những gam màu tối, sẫm sẽ có khả năng hấp thụ nhiệt cao hơn. Do đó, khi mặc áo chống nắng có màu tối, bạn thường cảm thấy nóng hơn. Tuy nhiên, trang phục có màu tối lại có khả năng ngăn cản tia cực tím tốt hơn so với các màu sáng. Chính vì vậy, các loại áo khoác chống tia UV trên thị trường thường có màu tối và sẫm hơn các loại áo khoác bình thường.
Trang bị gì khi ra ngoài để chống tia UV?
Ngoài áo khoác chống nắng, muốn bảo vệ cơ thể tốt hơn dưới ánh nắng mặt trời bạn cũng nên trang bị thêm cho mình một số phụ kiện chống nắng khác như:
images
Kính chống tia UV
Khi đi ngoài đường, bạn có thể sử dụng kính chống tia UV để bảo vệ đôi mắt, tránh các tác hại của tia UV đến các bộ phận quan trọng của mắt như giác mạc, thủy tinh thể và võng mạc.
Theo thông tin từ Viện Nhãn khoa Mỹ, màu sắc và độ đậm nhạt của mắt kính không thể dùng để đánh giá khả năng chống tia UV, cũng không nói lên tác động nguy hại hay an toàn của kính đối với đôi mắt. Thậm chí, nhiều trường hợp màu sắc của kính quá sẫm còn có thể gây hại cho mắt.
Kính chống tia UV nên chọn loại có gọng mắt lớn, khả năng ôm vừa vặn với khuôn mặt, và bao phủ vùng quanh mắt mới có khả năng ngăn cản ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, nên chọn kính phù hợp với khuôn mặt bạn, thường là chọn kính có hình dáng đối nghịch với khuôn mặt. Ví dụ như khi bạn có khuôn mặt dài, thì nên chọn kính tròn, và ngược lại. Đối với người chưa từng đeo kính bao giờ thì việc này có thể gây chút khó chịu. Tuy nhiên, hãy tập thói quen đeo kính bất cứ khi nào ra ngoài trời nắng để tự bảo vệ cho đôi mắt của mình.
Khẩu trang chống tia UV
Khi phải ra ngoài khi trời nắng gắt, hãy sử dụng khẩu trang chống tia UV để che chắn da mặt. Đặc biệt, khẩu trang muốn phát huy hiệu quả tốt nhất nên phủ kín mặt, chừa hai mắt đeo kính, vừa giúp phòng tránh tia UV, vừa hạn chế khói bụi.
Sử dụng loại khẩu trang có màu đen, sậm màu sẽ có tác dụng chống nắng lên đến 90%. Trong khi đó, khẩu trang màu sáng chỉ có tác dụng chống nắng khoảng 60%. Về chất liệu, nên dùng khẩu trang được may với vải dày, dệt chéo. Ngoài ra, loại khẩu trang y tế màu xanh thường sử dụng có chất liệu vải mỏng, chỉ có tác dụng cản bụi, không có hiệu quả cao trong việc chống nắng, chống tia UV.
Thanh Hà (tổng hợp)