Ý tưởng thiết kế bàn bếp mới mẻ và hiện đại

Mặt bàn bếp luôn là nơi cần đầu tư kỹ lưỡng, thỏa mãn được nhu cầu phục vụ việc nấu nướng. Đây cũng là nơi hoàn hảo để thêm nét thiết kế tuyệt vời cho nhà bếp của bạn. Dưới đây là những ý tưởng biến bàn bếp nhà bạn trở nên mới mẻ và hiện đại hơn.

1. Mặt bàn bếp màu tương phản

Để tạo ra hiệu ứng đậm, hãy chọn một màu sắc sống động cho vật liệu làm mặt bàn. Một số lựa chọn hàng đầu cho mặt bàn như màu vàng, cam, chanh xanh; màu trắng hoặc đen có thể kết hợp với các màu trên để tạo ra sự nổi bật cho khu bếp. Bạn nên kếp hợp màu sắc tùy thuộc vào từng trường hợp.

Bí mật trong cách tạo tương phản là nếu bạn muốn bàn bếp của bạn nổi bật thì nên chọn màu thật nổi bật cho bàn bếp hoặc chọn màu tách với màu tủ bếp.

2. Mặt bàn bếp hoa văn

Nếu bạn thích những kiểu dáng bàn bếp đẹp mang cảm giác hiện đại, tủ gọn nhẹ vừa mắt, hãy thử một cái nhìn thú vị với bàn bếp có hoa văn. Có thể dùng mặt bàn đá sọc hoặc vân đá như của thương hiệu Concetto.

Ảnh minh họa

3. Mặt bàn bếp dày

Xu hướng mới nhất trong các bàn bếp hiện đại là tạo các phiến bàn bếp thật dày. Trong khi thông thường các mặt bàn thường dày khoảng 2 inch, thì ta chọn một một mặt bàn bếp dày 3-5 inch tạo một cái nhìn thu hút và trang nghiêm. Hãy nhớ điều chỉnh chiều cao tủ cho phù hợp bù lại việc nâng chiều cao mặt bàn dày hơn.

4. Mặt bàn bếp ốp gỗ

Chất liệu gỗ mang lại một cái nhìn mộc mạc và ấm áp cho nhà bếp. Gỗ là vật liệu thân thiện môi trường, cộng thêm các đặc tính chống vi khuẩn, gỗ trở thành một vật liệu an toàn trong nhà bếp. Với khối gỗ thịt mặt bàn, bạn có thể dùng làm thớt để cắt thức ăn trên khắp mặt bàn, nghĩa là, với lự chọn này, không gian nấu nướng của bạn đã được mở rộng đáng kể. Những loại gỗ không yêu cầu bảo trì cao, bạn có thể làm sạch mặt bàn bằng cách chà nhám hoặc lau bằng giẻ ẩm.

Các mặt bàn gỗ nên được trang bị một lớp polyurethane để gia tăng tuổi thọ và tránh bị phá hoại do tiếp xúc nhiều với nước và dầu mỡ nóng.

5. Mặt bàn bếp kim loại

Trong khi thép không gỉ là một lựa chọn tốt và có nét cổ điển thì hai kim loại đồng và kẽm đang cho thấy một sự đột biến trong kết cấu bàn bếp hiện đại.

6. Mặt bàn kẽm

Nếu bạn đang tìm kiếm một mặt bàn có một lớp patin giàu màu xanh, thì kẽm là một lựa chọn tốt. Kẽm là vật liệu có phản ứng đa dạng với các yếu tố thiên nhiên. Chính điều này đã tạo ra những vân màu đặc sắc cho mặt bàn bếp nhà bạn, kể cả khi tiến trình phản ứng hóa học đã kết thúc. Đăc biệt, kẽm có tính kháng khuẩn, điều này có nghĩa mặt bàn bằng kẽm sẽ không chứa vi sinh vật có hại và là bề mặt lý tưởng để chuẩn bị thực phẩm.

7. Mặt bàn bằng đồng

Đồng phản chiếu ánh sáng huỳnh quang, tạo ra một màu sắc ấm áp làm mềm các cạnh cứng của một căn bếp hiện đại. Nếu bạn đang sử dụng đồng trong căn bếp của mình và muốn giữ vững kiểu dáng đẹp đẽ ban đầu của nó, hãy đánh bóng nó lại, chắc chắn khi bước vào căn bếp, bạn không thể rời mắt khỏi chiếc bàn bếp của mình.

8. Mặt bàn bê tông

Bê tông có độ bền cao, tạo một cảm giác vững chắc cho bản thân mặt bàn bếp. Với bê tông, ta có thể tùy ý nhuộm màu và tạo hình. Đây là một loại vật liệu linh hoạt và bền vững.

9. Mặt bàn bọc liền khối với chân bàn

Mặt bàn bếp liền mạch với chân bàn tạo một khối lớn làm điểm nhấn đậm cho căn bếp của bạn. đồng thời tạo cảm giác căn bếp được mở rộng. Tác động trực quan mạnh nhất là khi bạn sử dụng màu sắc của bàn khác hoàn toàn với các thành phần khác của bếp.

10. Mặt bàn bếp hai tông màu

Một cách bày trí khác, chọn hai màu sắc khác nhau cho hai bề mặt bàn khác nhau. Cách bày trí này đã từng được sử dụng độc quyền bởi các thợ làm bánh và đầu bếp. Có thể bày trí mặt bàn đá cẩm thạch lạnh để làm bàn cán bột và mặt bàn còn lại là thép không gỉ để dễ dàng làm sạch.

Ảnh minh họa

11. Mặt bàn bếp cong được định hình

Nếu những đường thẳng khô khan trong phòng bếp đã làm bạn nhàm chán, hãy thêm một đường cong nhỏ vào thiết kế mặt bàn của bạn. Một đường cong hỏ, đặc biệt là trong khu vực chỗ ngồi sẽ tạo cảm giác mới mẻ cho những cuộc nói chuyện khi chúng ta ngồi đối diện nhau./.

 Theo MyMove