Hành trình trở thành CEO Google của cậu bé nghèo Ấn Độ
Google đã làm ngạc nhiên thế giới khi tuyên bố bổ nhiệm CEO mới vào ngày 10/8/2015. Thời điểm đó trở thành cột mốc đáng tự hào của người Ấn Độ khi chứng kiến một người sinh ra và lớn lên ở đất nước tỷ dân này thành công tại một môi trường danh tiếng nhưng khắc nghiệt, đầy tính cạnh tranh như gã lớn Google. Vậy Sundar Pichai có gì đặc biết khiến người sáng lập Larry Page, một ông chủ khó tính và hay thích kiểm soát sẵn sàng bước xuống khỏi vị trí CEO?
CEO Google Sundar Pichai, niềm tự hào của người dân Ấn Độ
Sundar Pichai sinh ra ở Madurai ngày 12 /7/1972, trưởng thành trong một gia đình tầng lớp trung lưu và chưa bao giờ được trải nghiệm xem TV hay đi xe hơi khi còn thơ ấu. Năm 12 tuổi, Pichai đã tiếp xúc công nghệ lần đầu khi cha mua cho ông một chiếc điện thoại cố định. Ông thể hiện kỹ năng ghi nhớ tuyệt vời và có thể nhớ tất cả số điện thoại mình từng gọi.
Sau khi tốt nghiệp, Pichai chuyển đến Mỹ vào năm 1993. Ban đầu, ông dự định theo đuổi khóa học PHD của Đại học Stanford và bắt tay vào sự nghiệp học thuật của mình nhưng ông đã bỏ ngang kế hoạch và vào làm tại tập đoàn Applied Materials như một kỹ sư và người quản lý sản phẩm.
Sundar và người vợ tuyệt vời đứng sau mọi thành công của ông, Anjali
Khi hoàn thành chương trình MBA tại trường Wharton, Đại học Pennsylvania, ông được bổ nhiệm làm tư vấn quản lý tại McKinsey & Company. Năm 2004, ông gia nhập Google và vòng phỏng vấn cuối của ông chính là ngày Google tung ra dịch vụ thư tín miễn phí G-mail.
Sau khi được chọn, sự thành công lớn của Sundar đã đến khi Google đối mặt với khủng hoảng. Lúc ấy, Microsoft thay đổi công cụ tìm kiếm mặc định với công cụ tìm kiếm có tên là ‘Bing’. Vào những ngày đó trong năm 2006, hầu hết mọi người đều sử dụng Internet Explorer và Sundar chịu trách nhiệm tạo giải pháp cho thanh công cụ của Google.
Google Chrome, sản phẩm được sáng tạo bởi chính Sundar
Sự thành công của thanh công cụ Google đã mang đến cho Pichai ý tưởng rằng Google nên phát triển trình duyệt của riêng mình. Ông đã thảo luận ý tưởng này với một cấp trên và chịu phản đối lớn từ CEO Eric Schmidt, người nghĩ rằng phát triển một trình duyệt tốn quá nhiều chi phí. Tuy nhiên Pichai đã thuyết phục được hai người sáng lập, Larry Page và Sergei Brin tung ra trình duyệt riêng của Google, đó chính là Google Chrome, bằng cách lén cài nó vào máy tính của Larry.
Năm 2008, Chrome chứng tỏ là một thành công lớn, vì nó cho phép người dùng truy cập trực tiếp vào công cụ tìm kiếm của Google. Sundar nhanh chóng trở thành người có tên tuổi trong làng công nghệ khi Chrome trở thành trình duyệt số một trên thế giới, vượt qua đối thủ cạnh tranh như Internet Explorer và Firefox. Chrome cũng đã tạo đường cho một số sản phẩm quan trọng khác như Chrome OS, Chromebook và Chrome Cast.
Cuối năm 2008, Sundar Pichai được thăng chức Phó chủ tịch phát triển sản phẩm. Với vị trí này ông bắt đầu xuất hiện tại nhiều buổi thuyết trình của Google. Năm 2012, ông trở thành Phó chủ tịch cấp cao của Chrome và Apps. Trong vòng một năm, Sundar được giao nhiệm vụ phát triển Android mà trước đó do Andy Rubin quản lý.
Sundar bắt đầu phát triển Android One, một dự án được thiết kế để cung cấp cho điện thoại thông minh, giá cả phải chăng trên thị trường. Sản phẩm nhanh chóng sở hữu 5 tỷ người người dùng và trong một khoảng thời gian ngắn Sundar lại được thăng chức làm Giám đốc sản phẩm.
Sundar bắt đầu trở thành gương mặt đại diện của Google tại các hội nghị phát triển hàng năm.
Danh tiếng của Sundar đã thu hút rất nhiều sự chú ý của các gã khổng lồ công nghệ khác. Ông nhận được lời mời từ Twitter để lên làm Phó Chủ tịch Sản phẩm, và sau đó là CEO mới của Twitter. Ông còn được cân nhắc kế thừa Steve Ballmer với tư cách CEO của Microsoft. Đây cũng là thời gian khi công ty mẹ của Google là Alphabet sẵn sàng về tiềm lực, Larry Page quyết định giữ bên mình Sundar bằng cách trao vị trí CEO mới của Google cho ông, công ty lớn nhất dưới Alphabet.
Hình ảnh thân thiện của ông trong cuộc nói chuyện với sinh viên Ấn Độ
Sundar là một trong những chuyên gia toàn diện nhất khi luôn có cái nhìn linh hoạt về các sản phẩm và ý tưởng kinh doanh. Ông được coi là Larry Page thứ hai, nhưng là một phiên bản hoàn hảo hơn.
Sundar, một phiên bản Larry Page hoàn hảo
Câu chuyện của Sundar Pichai là nguồn cảm hứng cho những ai muốn đạt được thành công ngay cả trong những tình huống khó khăn nhất, miễn là bạn đủ kiên trì và đam mê. Hiện nay với 85 tỷ đô, Google đứng ở vị trí thứ 2 trong Top các thương hiệu giá trị nhất trên thế giới. Sundar Pichai vẫn đang không ngừng nỗ lực nhằm đưa ra nhiều giải pháp sáng tạo hơn cho công chúng để đưa Google lên một tầm cao mới.