Cách nấu cháo phô mai cho bé ăn dặm

Bạn có thể nấu cháo phô mai với tôm, bông cải; hoặc cháo phô mai cá hồi; cháo cà rốt phô mai để bổ sung dinh dưỡng cho bé ăn dặm.

Khi nấu cháo dinh dưỡng cho bé nhất thiết mẹ phải biết thêm về nguyên liệu phô mai vì nói về độ thơm ngon và hàm lượng dinh dưỡng, phô mai là hàng đầu. Bước vào thế giới phong phú của phô mai, mẹ dễ dàng choáng ngợp vì sự đa dạng chủng loại. Hàng trăm loại phô mai khác nhau về màu sắc, hương vị, có loại trơn mịn hay chai cứng, láng bóng hay có vỏ thô mốc, ngọt dịu hoặc thum thủm hôi. Lựa chọn loại nào cho bé ăn dặm lúc này cũng là cả vấn đề!

Sau khi sinh 6 tháng, thời điểm bé bắt đầu ăn dặm mẹ có thể bổ sung phô mai vào thực đơn hàng ngày. Tuy nhiên cần lưu ý cho bé làm quen từ từ từng ít một và thăm dò phản ứng của con, nếu thấy bé xuất hiện dấu hiệu lạ khi ăn phô mai, cha mẹ cần tạm ngưng ngay và hỏi ý kiến bác sĩ.

Loại phô mai phổ biến nhất mà mẹ bỉm sữa biết đến có lẽ là phô mai được sản xuất và đóng gói thành miếng hình tam giác, xếp trong hộp tròn 8 miếng. Loại này mẹ có thể mua sẵn và để tủ lạnh cả tháng mà không sợ hết hạn sử dụng. Phô mai tươi thì đa dạng về chủng loại nhưng lại ít phổ biến hơn.

Mẹ nên loại phô mai dành cho bé dưới 1 tuổi, có hàm lượng chất béo không vượt quá 20%. Để phô mai phát huy tác dụng tốt nhất thì chỉ nên cho con ăn trong bữa phụ, hoặc kết hợp với các sản phẩm như phết vào bánh mì, trộn vào bột, cháo…

Hướng dẫn cách nấu cháo phô mai cho bé ăn dặm:

1. Cháo bông cải, tôm và phô mai

Nguyên liệu: Tôm tươi; Gạo tẻ, Bông cải xanh; Củ hành tây; Phô mai; Cà phê dầu mè; Nước dầu mè; Gia vị, mắm, muối.

Chế biến:

Gạo vo sơ, ngâm khoảng 60 phút cho thật mềm

Tôm đem bóc vỏ, chẻ lưng lấy chỉ đen. Bông cải xanh cắt nhỏ, hành tây lột vỏ, xắt nhỏ

Làm nóng dầu ăn, phi thơm hành tây, cho tôm vào xào chín. Tiếp đến cho nước dùng gà, gạo vào đun lửa nhỏ khoảng 40 phút.

Sau khi nồi cháo chín, cho bông cải xanh vào nấu tiếp. Bông cải xanh chín, cho thêm một chút phô mai vào nồi cháo, tắt bếp.Cho bé dùng khi còn ấm.

2. Cháo cá hồi phô mai

Nguyên liệu: Cá hồi; Gạo; Hành tím, tỏi, gừng, hành lá; Gia vị, nước mắm, dầu ăn; Phô mai

Chế biến:

Cẩn trọng trong quá trình sơ chế cá hồi, xem cá có xương không, và lấy chanh khử mùi tanh cho cá.

Nên băm hoặc xay nhuyễn cá hồi

Hành lá và gừng thái nhỏ còn hành tím và tỏi băm nhỏ.

Tiếp theo vo gạo và cho nước vào để nấu cháo. Bạn có thể nấu bằng nồi cơm điện, nòi áp suất hoặc nấu bằng nồi thường.

Cho chảo lên bếp, phi hành tỏi thơm rồi cho cá hồi băm nhuyễn vào. Cho thêm một tý nước mắm để cá ngấm gia vị.

Mỗi lần ăn thì lấy một bát cháo rồi cho thêm cá hồi. Nấu lên, lúc cháo sôi thì bạn cho cháo ra và thêm một miếng phô mai và quấy đều. Bây giờ thì có thể cho em bé ăn được rồi.

3. Cháo cà rốt phô mai:

Nguyên liệu: Cà rốt, Gạo, Phô mai, Gia vị, nước mắm, dầu oliu.

Chế biến:

Gọt sạch vỏ của cà rốt, rửa sạch rồi cho vào nồi luộc. Khi nào chín rục thì mang ra xay nhuyễn. Trước lúc xay thì bạn có thể thêm một chút muối để cà rốt thêm đậm vị.

Vo gạo, nấu cháo bằng nồi cơm điện hoặc áp suất. Nên ngâm gạo trước 1 tiếng đồng hồ để gạo nở và lúc nấu cháo thì sẽ mềm hơn.

Sau khi nấu cháo chín thì bạn cho cà rốt xay nhuyễn vào khuấy đều, cho chút nước mắm, bạn có thể thêm 1/2 thìa dầu oliu cho bé. Khi cháo đã thơm ngon thì bạn lấy một miếng phô mai bỏ vào nồi, sau đó khuấy đều. Khi nấu xong thì múc ra bát và cho bé dùng khi còn ấm.

Nguyên tắc khi nấu cháo phô mai cho bé ăn dặm, mẹ cần nhớ một số nguyên tắc:

Để ăn món chín, tắt bếp, rồi để nguội khoảng 70 tới 80 độ thì các mẹ mới cho phô mai vào để không bị mất chất.

Không nên nấu chung với cua, lươn, rau mồng tơi, rau dền.

Vì lượng chất béo trong phô mai khá nhiều nên khi nấu ăn cho bé cũng nên để ý một chút đến việc gia giảm lượng dầu ăn để tránh hiện tượng thừa chất.

P.Vân (tổng hợp)