Hiểu đúng về ý nghĩa của hạn sử dụng được in trên bao bì thực phẩm

Trên các bao bì thực phẩm thường in hạn sử dụng để người tiêu dùng biết được thời gian sản phẩm có thể giữ được chất lượng và an toàn. Điều này giúp người tiêu dùng yên tâm hơn khi sử dụng thực phẩm. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng ý nghĩa của hạn sử dụng được in trên bao bì sản phẩm.

Tính ra có đến 90% người Mỹ vứt đi những loại thực phẩm vẫn còn sử dụng được và đã vô tình lãng phí tiền bạc của mình.

Theo một nghiên cứu của Hội Đồng Bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và Viện Chính Sách Luật Thực phẩm của trường đại học Luật Khoa Harvard, hầu hết ngày hết hạn sử dụng được ghi ở ngoài vỏ bao bì các loại thực phẩm là vô nghĩa và chỉ làm người tiêu thụ bối rối.

Tồi tệ hơn, nó còn là nguyên nhân khiến chúng ta hủy hoại các món ăn lẽ ra có thể được chấp nhận, vì chúng ta không bị hề hấn gì khi ăn vào.

Nhà khoa học Dana Gunders, thành viên của Hội đồng bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên (NRDC) nói rằng có nhiều sự ngộ nhận xung quanh quy định hạn sử dụng của một loại thực phẩm và đó là sự lãng phí rất lớn.

Bà ước lượng rằng mỗi bà nội trợ đã vứt đi một khối lượng thực phẩm trị giá từ 275 đến 400 USD mỗi năm và đây không chỉ là một vấn đề đáng quan tâm riêng tại Hoa Kỳ.

Một cuộc nghiên cứu ở Anh cho thấy khoảng 20% số lượng thực phẩm trên thị trường đã bị các bà nội trợ ném thẳng vào thùng rác vì sự nhầm lẫn hoặc vì sự giải thích sai lạc về ngày hết hạn sử dụng.

Để tránh việc bạn sẽ vứt đi những món ăn còn dùng được chúng tôi sẽ gợi ý 1 số điểm khi bạn xem hạn sử dụng như sau:

Sản phẩm có độc hại khác với hư thối

Có sự khác nhau giữa hai trạng thái này. Một số thực phẩm sẽ bị hư thối nếu để quá lâu mà bạn không còn dùng tới. Nhưng một quả trứng được bảo quản trong tủ lạnh khoảng 5 tuần so với hạn sử dụng ghi trên nhãn không có dấu hiệu cho thấy chúng sẽ trở thành món ăn độc hại.

Theo nhà khoa học Dana Gunders, trước khi quyết định vứt đi một món thực phẩm nào thì bạn cũng nên mở hộp ra, ngửi mùi và nếm thử. Nếu bạn nhận thấy mọi thứ có vẻ bình thường, không có gì lạ thì món thực phẩm đó có thể ăn được. Tuy nhiên, bạn nên loại trừ món thịt, thịt gà và các thực phẩm đóng gói như bánh mì sandwich và món rau trộn vì chúng rất dễ bị hỏng và đe dọa sức khỏe của bạn.

Nhiệt độ quan trọng hơn hạn sử dụng

Sau mỗi lần đi chợ, bạn mang về nhà đủ loại thực phẩm, hãy cất vào tủ lạnh ngay. Nhiệt độ của thực phẩm quan trọng hơn độ tuổi của nó. Gunders nói rằng nếu bạn để món ăn nào đó trong chiếc xe ngộp nóng vài tiếng đồng hồ ở ngoài trời thì coi như tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi, khiến món ăn không còn an toàn để sử dụng.

Bạn nên chú ý đến định nghĩa của các nhãn ghi

– Sell by: Đây là ngày mà món thực phẩm cần phải được đưa xuống khỏi kệ. Ngày này giúp nhà sản xuất đo lường được tốc độ tiêu thụ sản phẩm. Sự chỉ định này chỉ có ý nghĩa đối với tiệm bán thực phẩm và hoàn toàn không có nghĩa liên quan đến sự an toàn của thực phẩm đó.

Có đến 9/10 người tiêu thụ nhầm lẫn về điều này, vô tình bỏ đi những món ăn vẫn còn tốt, không đe dọa gì đến sức khỏe của bạn.

– Used by và Best by: Đây là ngày sản xuất, không hề là lời cảnh cáo rằng thực phẩm sẽ bị hư sau ngày đó, mà chính là ngày tốt nhất để sử dụng.

Theo Gunders thì 80% ngày ghi trên sản phẩm có ý nghĩa như một lời đề nghị. Không có sự hướng dẫn nào về mặt pháp luật liên quan đến ngày này.

Theo bà thì mọi người phải hiểu rằng ngày được ghi như thế để mọi người đoán rằng thực phẩm đó cần được sử dụng với một số lượng muối nhiều hơn, bởi nó đã bị nhạt đi rồi.

Gunders cho rằng bạn nên thận trọng đối với ngày ghi trên hạn sử dụng dán trên bao bì những loại thực phẩm sẵn sàng để ăn, chẳng hạn như sandwich hoặc món rau trộn với thịt. Những loại thực phẩm này nếu được treo trên kệ quá lâu, nó có thể bị nhiễm khuẩn.

Nguồn: Theo foodqualityandsafety, theconversation, inspection

K.T