Mẹ càng chịu đựng được ba điều này thì trẻ càng có tính kỷ luật và nhiều triển vọng khi lớn lên

Giáo dục con cái là sự nghiệp cả đời của cha mẹ, chỉ khi chúng ta học cách nhẫn nại và bao dung thì con cái mới ngày càng tốt hơn.
Thường xuyên tức giận, hay la hét con… về lâu dài không chỉ ảnh hưởng xấu đến sự trưởng thành của trẻ, thậm chí còn dẫn đến mối quan hệ cha mẹ – con cái không tốt, lâu dần sẽ hình thành một vòng luẩn quẩn.
Lý Mai Cẩn, một giáo sư và chuyên gia chăm sóc trẻ em tại Đại học An ninh Nhân dân Trung Quốc, từng nói: Nếu một gia đình có con dưới 12 tuổi, cha mẹ phải học cách tỏ ra “yếu đuối”. Có thể thấy rằng nếu chúng ta là những người mẹ bao dung hơn thì những đứa trẻ mà chúng ta nuôi dạy sẽ thành công và có nhiều triển vọng hơn.
Trong quá trình dạy con, nếu người mẹ càng “chịu đựng” được ba điều này thì trẻ càng có tính kỷ luật và càng có nhiều triển vọng khi lớn lên
Đầu tiên, hãy “chịu đựng” kiềm chế sự nóng nảy 
Phụ nữ vốn dĩ ôn nhu như nước, nhưng trong cuộc sống hiện đại, vai trò của người phụ nữ không chỉ vừa làm vợ, làm mẹ với đủ thứ việc không tên mà còn ra ngoài xã hội làm việc như những người khác giới.  
Mệt mỏi, áp lực, kỳ vọng con cái khiến nhiều bà mẹ trở nên dễ nóng nảy, thiếu kiềm chế. Thấy con không nghiêm túc làm bài hay có chút không nghe lời liền nổi giận, mắng nhiếc thậm chí đánh con. 
Mẹ càng chịu đựng được ba điều này thì trẻ càng có tính kỷ luật và càng có nhiều triển vọng khi lớn lên - Ảnh 1.

Chúng ta phải làm gương cho con và học cách quản lý tốt cảm xúc của mình. (Ảnh minh họa)

Trên thực tế, chúng ta phải làm gương cho con và học cách quản lý tốt cảm xúc của mình. Dùng bạo lực để kiểm soát con cái không thể giải quyết được vấn đề. Một người mẹ nóng tính có thể dễ dàng nuôi dạy một đứa trẻ xấu tính.
Thứ hai, hãy “chịu đựng” để không liên tục làm giúp con
Trong gia đình hiện nay hầu như chỉ có một hai đứa con, và những đứa trẻ hiển nhiên sẽ trở thành những viên ngọc quý. Cả nhà đều yêu thương con cái, điều này là bình thường, nhưng chúng ta không nên chiều chuộng, nuông chiều con quá nhiều.
Một số em khi đến tiểu học chưa biết mặc quần áo, chưa biết tự chăm sóc bản thân, chưa biết tự ăn, thậm chí đi vệ sinh cũng gọi mẹ… Liệu những đứa trẻ như vậy sẽ phải phụ thuộc vào bố mẹ khi chúng lớn lên và lập gia đình, hay thậm chí là có con hay không?
Chúng ta phải học cách yêu thương đứa trẻ trong khi cho nó tự do, và học cách mạnh dạn buông bỏ. Chỉ bằng cách can đảm buông bỏ đứa trẻ mới có thể lớn lên một cách độc lập. Trẻ càng độc lập thì càng dễ trở thành người có kế hoạch tốt và có tính kỷ luật cao. 
Thứ ba, chống lại việc không thúc giục đứa trẻ
“Sao con vẫn xem TV, tắt TV đi!”; “Sao con chưa làm bài xong? Viết tiếp đi. Sao con chưa mặc quần áo?”… Cảnh tượng quen thuộc như vậy sẽ xuất hiện trong nhiều gia đình, chúng ta không khỏi hối thúc bởi trẻ con luôn hay trì hoãn. 
Mẹ càng chịu đựng được ba điều này thì trẻ càng có tính kỷ luật và càng có nhiều triển vọng khi lớn lên - Ảnh 2.

Những đứa trẻ có nhịp điệu của riêng mình, điều cha mẹ cần làm là làm cho đứa trẻ nhận thức rõ ràng về sự quý giá của thời gian và chúng phải chịu trách nhiệm về hành động của mình. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên làm gì cũng phải có chừng mực, nếu vượt quá mức độ nhất định sẽ phản tác dụng. Cha mẹ nên học cách suy nghĩ về điều đó từ một vị trí khác, nếu chúng ta đang làm một công việc mà lãnh đạo cứ thúc giục giao nhiệm vụ, trong khi bản thân còn rất nhiều việc phải hoàn thành, liệu lòng chúng ta có rất lo lắng và bất an không? Điều này không chỉ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.
Chúng ta nên làm cho đứa trẻ nhận thức rõ ràng về sự quý giá của thời gian và hiểu rằng chúng phải chịu trách nhiệm về hành động của mình và có thể gánh chịu hậu quả. 
Ví dụ nếu trẻ hay dậy muộn, chúng ta gọi một, hai lần thì không nên giục nhiều, chỉ khi nào trẻ thực sự đến muộn và bị cô giáo ở trường phê bình, giáo dục thì trẻ mới hiểu được tầm quan trọng của thời gian. Khi tự mình trải qua trải nghiệm tồi tệ, trẻ sẽ ghi nhớ nó trong lòng.
Nếu muốn nuôi dưỡng những đứa trẻ có triển vọng, các bố mẹ có thể bắt đầu với những điều này:
Nâng cao khả năng trí tuệ cảm xúc của trẻ
EQ của một đứa trẻ thực sự liên quan đến sự giáo dục của cha mẹ. Một gia đình có bầu không khí tốt thì sẽ dễ dàng nuôi dạy một đứa trẻ có EQ cao. Ngược lại, nếu gia đình có cha mẹ cáu gắt hoặc gia đình tiêu cực, nó sẽ gây ra một loại tiềm thức bi quan, tự ti và những tác động xấu khác đến não bộ của trẻ.
EQ cao không chỉ giúp con hòa đồng với bạn bè mà còn giúp nắm vững những điều cần thiết của mối quan hệ giữa các cá nhân trong công việc và sự nghiệp tương lai của mình.
Mẹ càng chịu đựng được ba điều này thì trẻ càng có tính kỷ luật và càng có nhiều triển vọng khi lớn lên - Ảnh 3.
Trau dồi khả năng thực hành và thể thao của trẻ
Ngày nay, trẻ em cần được phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể dục, nghệ thuật…
Trên thực tế, việc tập thể dục không chỉ có tác dụng tăng cường thể lực mà còn giảm bớt áp lực, giúp chúng ta phấn chấn, cảm thấy hạnh phúc, giảm bớt lo lắng và các cảm xúc tiêu cực khác.
Thông thường bố mẹ có thể cho phép trẻ tham gia tích cực vào các công việc nhà như quét, lau sàn nhà… Điều này không chỉ giúp trẻ hiểu được sự vất vả của cha mẹ mà còn dạy cho con trẻ biết ý thức về trách nhiệm của mình.