Những dấu hiệu nhận biết bạn đang ăn quá nhiều đường

Việc nạp quá nhiều đường vào cơ thể không chỉ gây tăng cân do thừa năng lượng mà còn có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Dưới đây là các dấu hiệu chứng tỏ bạn có thể đang ăn nhiều đường hơn mức khuyến nghị của các chuyên gia.
Luôn thèm ăn

Nhiều người từng trải qua tình trạng luôn luôn thèm ăn. 

Lượng đường trong máu cao ngăn cản glucose xâm nhập tế bào, kết quả là cơ thể không nhận được năng lượng và đòi ăn hết lần này đến lần khác. Điều này tạo ra một vòng luẩn quẩn: Bạn luôn thèm ăn – ăn nhiều – đường máu cao – luôn thèm ăn…
Luôn mệt mỏi

12 dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá nhiều đường - 2

Dù ngủ đủ giấc, nhiều người vẫn luôn có cảm giác mệt mỏi.

Trong trạng thái đường huyết cao, cơ thể không có khả năng lưu trữ và hấp thụ glucose đúng cách. Năng lượng được sử dụng không hiệu quả và các tế bào cơ thể không nhận được nhiên liệu cần thiết. Hậu quả là bạn luôn cảm thấy mệt mỏi mà không có lý do.
Đi tiểu thường xuyên
12 dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá nhiều đường - 3
Nếu lượng đường trong máu quá cao, thận không thể tái hấp thu chất lỏng. Do đó, cơ thể sẽ cố gắng cân bằng nồng độ glucose trong máu và trong tế bào, hòa tan máu với dịch nội bào để đưa nồng độ glucose về trạng thái bình thường. Điều này dẫn đến tình trạng đi tiểu thường xuyên.
Khô miệng, khát nước quá mức
12 dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá nhiều đường - 4
Khô miệng và khát nước là phản ứng của tình trạng mất nước nghiêm trọng. Vùng dưới đồi, nơi đánh giá mức độ mất nước và gây khát, sẽ gửi một tín hiệu tương ứng đến não. Đây là một trong những dấu hiệu đường trong máu cao.
Sụt cân nhanh

12 dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá nhiều đường - 5

Giảm cân là điều mà các chị em luôn mong muốn nhưng không phải lúc nào việc hạ cân quá nhanh cũng là một tín hiệu tốt.

Người có đường huyết cao dễ gặp tình trạng sụt cân nhiều trong một thời gian ngắn. Cơ thể mất chất lỏng do bị thải ra trong quá trình bài tiết, lượng insulin không đủ để chuyển hóa glucose, cơ thể sẽ chuyển sang chế độ đốt cháy chất béo.
Dễ mắc bệnh truyền nhiễm
Tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu và nhiễm nấm men có thể xảy ra ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, tình trạng này xảy ra nhiều hơn ở những phụ nữ có đường máu cao hoặc mắc bệnh tiểu đường. Lượng đường cao tạo môi trường thuận lợi cho sự sinh sản của nấm men và vi khuẩn.
Da khô
Tình trạng đi tiểu nhiều như đã nói ở trên khiến cho cơ thể trong thời gian ngắn bị mất đi lượng nước đáng kể. Các vấn đề về da có thể là dấu hiệu của chứng xơ vữa động mạch, gây cứng và thu hẹp các động mạch, giảm lưu thông máu, tình trạng thường xuất hiện ở bệnh nhân tiểu đường. Các dây thần kinh bị tổn thương có thể làm gián đoạn hoạt động bình thường của các tuyến mồ hôi, ảnh hưởng đến sự cân bằng nước ở da.
Khó tập trung
Lượng đường cao ngăn cản glucose đi vào tế bào não, khiến não gặp khó khăn trong việc thu nhận năng lượng. Điều này ảnh hưởng xấu đến tốc độ suy nghĩ và ra quyết định.
Giảm thị lực
Nhìn mờ cũng hậu quả của hiệu ứng mất nước do lượng đường trong máu cao. Do điều này ảnh hưởng đến các tế bào mắt nên mắt giảm khả năng tập trung.
Vết thương lâu lành

12 dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá nhiều đường - 6

Một tuần trôi qua, vết thương vẫn như ở trạng thái ban đầu.

Điều này xảy ra khi lượng đường trong máu cao, chất lượng tuần hoàn máu, đặc biệt là ở các chi, trở nên kém đi, khiến các mô không đủ dinh dưỡng để nhanh chóng làm lành vết thương.
Giảm nhu cầu sinh lý
Khó khăn trong việc duy trì sự cương cứng cũng có thể xảy ra ở những người đường huyết cao. Sự cương dương đòi hỏi các dây thần kinh khỏe mạnh, lưu lượng máu tốt và sự cân bằng hormone. Lượng đường dư thừa trong máu có thể ảnh hưởng xấu đến hệ thống này.
Dễ cáu gắt
Theo nghiên cứu, những người có lượng đường trong máu cao thường lo lắng, cáu kỉnh và có xu hướng trầm cảm. Bộ não phụ thuộc vào nguồn cung cấp glucose cân bằng, sự tăng vọt lượng đường trong máu ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của nó. Kết quả là tâm trạng có thể thay đổi đột ngột theo hướng tồi tệ. Đường cũng ảnh hưởng đến sự hấp thụ crom, chất liên quan đến tâm trạng. Khoáng chất này cần thiết để duy trì lượng đường trong máu ổn định, bởi insulin không thể hoạt động bình thường nếu thiếu nó.
Thanh Hà/TH