Rét nàng bân là gì?

Nhưng nàng Bân vẫn không nản chí. Nàng may mãi qua tháng Giêng rồi hết tháng Hai, cho tới khi áo may xong thì vừa lúc trời hết rét. Nàng Bân buồn lắm. Thấy con âu sầu, Ngọc Hoàng gạn hỏi. Khi biết chuyện Ngọc Hoàng cảm động bèn làm cho trời rét lại mấy hôm để chồng nàng mặc thử áo. Từ đó thành lệ, hàng năm vào khoảng tháng Ba tuy mùa rét đã qua, mùa nóng đã tới nhưng có lúc tự nhiên rét lại mấy hôm, người ta gọi cái rét đó là rét nàng Bân. Tục ngữ có câu: “Tháng Giêng rét đài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân“ là vì thế.
Tuy nhiên, cũng có một dị bản khác cho rằng: Nàng Bân chỉ là một cô gái bình thường, hiền lành, dịu dàng, rất mực chịu thương, chịu khó nhưng lại quá kỹ lưỡng, tỉ mỉ nên trong mắt mọi người, nàng làm gì cũng có phần chậm chạp. Nàng lấy chồng vào đầu mùa đông, ngay khi công việc gặt hái vừa xong. Vì thấy chồng thiếu áo ấm, nên nàng đã bắt tay ngay vào việc quay tơ kéo sợi để chuẩn bị đan một chiếc áo ấm thật đẹp Cũng vì vậy mà lúc nàng Bân đan xong chiếc áo thì cũng là lúc trời lại trở nắng, hết rét. Khi đó, nàng Bân buồn lắm, nàng tưởng chừng như cả bầu trời sụp đổ bởi nàng đã đặt biết bao tâm huyết, công sức, nỗi niềm và mơ ước vào chiếc áo này. Ngọc Hoàng trên thượng giới đã nghe thấu tiếng khóc của nàng Bân và cảm động trước tấm lòng của người con gái nết na, đức hạnh ấy. Ngay lập tức, ngài đã cho gọi hai vị Nam Tào, Bắc Đẩu đến và phái điều tra cho rõ nội tình. cho chồng.
Tuy nhiên, do công cuộc chuẩn bị và đan áo quá kỹ lưỡng nên thời gian thấm thoát trôi qua, trời đã sắp sang xuân mà nàng mới may xong đôi cổ tay, bởi thế mới có câu hát