Tác dụng của mướp đắng ai cũng biết nhưng ít người quan tâm đến những điều này

Mướp đắng rất tốt cho sức khỏe nhưng theo các chuyên gia thì đối với một số người loại quả này lại không có tác dụng và có tác dụng ngược lại.
Mướp đắng, hay còn gọi là khổ qua, đã được sử dụng như một loại thảo dược trị bệnh trong nhiều thế kỷ. Tuy sở hữu vị đắng không mấy dễ chịu, loại thực phẩm này lại được nhiều người ưa chuộng nhờ đặc tính giúp kiểm soát lượng đường huyết trong máu.
Tuy nhiên, tiêu thụ một loại thực phẩm nào đó trong thời gian dài đều có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, mướp đắng cũng không ngoại lệ.
Mướp đắng gây sảy thai
Carlo La Vecchia, bác sĩ kiêm giáo sư sản phụ khoa tại Đại học Milan, Ý cho biết, mướp đắng nằm trong nhóm thảo dược emmenagogue có khả năng kích thích kinh nguyệt. Do đó, nếu lạm dụng loại thực phẩm này, các mẹ bầu có nguy cơ sẩy thai cao.
Empty
Ăn quá nhiều mướp đắng nguy cơ sảy thai cao (Ảnh minh họa)
Mướp đắng còn góp phần dẫn tới các cơn co thắt. Phụ nữ cho con bú cũng không nên dùng với số lượng nhiều. Hiện nay có ít nghiên cứu khoa học liên quan đến vấn đề này nên mọi người tốt nhất cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêu thụ mướp đắng trong thời gian dài.
Nguy cơ hạ đường huyết
Mướp đắng co khả năng giảm huyết áp cao, nhưng nếu bạn dùng loại thực phẩm này quá nhiều vô tình sẽ phản ứng ngược với cơ thể và gây nên tình trạng hạ đường huyết khiến bạn chóng mặt và đau đầu. Cách tốt nhất hãy ăn với lượng vừa phải để đường huyết được ổn định hơn.
Người bị bệnh gan, thận không nên ăn nhiều
Mướp đắng khi được cơ thể hấp thụ quá nhiều sẽ khiến cơ thể có cảm giác đầy bụng, no hơi và khó tiêu. Những người có vấn đề về gan và thận hay người bị thiếu men G6PD cũng không nên dùng quá nhiều loại thực phẩm này. Nguyên nhân là vì trong mướp đắng có nhiều thành phần cản trở quá trình trao đổi chất và chuyển hóa của các tế bào hồng cầu trong cơ thể.
Mướp đắng làm rối loạn nhịp tim
Khi rối loạn nhịp tim xảy ra, nó sẽ gây áp lực lên tim, dẫn tới ứ đọng máu ở một phần trái tim. Tình trạng này có thể góp phần hình thành các cục máu đông nhỏ trong mạch máu, từ đó gây đột quỵ hoặc đau tim.
Empty
Ảnh minh họa
Theo nghiên cứu tại Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, một nam thanh niên 22 tuổi không có tiểu sử mắc bệnh tim lại bị rối loạn nhịp tim khi uống nửa cốc nước ép mướp đắng mỗi ngày trong thời gian dài.
Nôn mửa và tiêu chảy
Mướp đắng có thể gây nôn mửa và tiêu chảy do độc tính loại thực phẩm này mang lại. Chúng chứa các hợp chất triterpenoid tetracyclic, hay còn gọi là cucurbitacin, gây độc. Trong nghiên cứu đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Khoa học và Đánh giá, lạm dụng tiêu thụ mướp đắng dưới dạng nước ép sẽ dẫn tới tình trạng nhiễm độc.
Hoàng Ly (T/H)