Về An Giang Nhớ Ghé Thăm Các Ngôi Chùa Có Kiến Trúc Độc Đáo Và Linh Liêng

316
An Giang vốn là vùng đất nổi tiếng với các địa điểm tham quan du lịch, các khu vui chơi giải trí, thì bên cạnh đó nơi này còn có rất nhiều ngôi chùa cổ kính, linh thiêng và hoành tráng, những ngôi chùa ở An Giang có những nét rất riêng, thu hút đông đảo khách thập phương tìm đến được tạo nên từ các kiến trúc sư nổi tiếng.
1. Phước Lâm Tự
Còn được gọi là Chùa Lầu. Sở dĩ chùa được gọi là “chùa Lầu” là bởi vì được xây dựng theo kiến trúc các tầng lầu màu đỏ được xếp chồng lên nhau vô cùng đặc biệt so với các ngôi chùa khác.
Với lối kiến trúc đặc sắc cùng tông màu gạch đỏ nổi bật, chùa Lầu đang là ngôi chùa được nhiều bạn trẻ “săn đón” nhất hiện nay ở An Giang.
Đối với team mê du lịch Tịnh Biên thì chùa Lầu An Giang không thể bỏ qua khi đến đây, chùa này cũng được mệnh danh là Tiểu Nhật Bản mới toanh của An Giang.
2. Thiền Viện Đông Lai
Chùa này còn có cái tên thật độc đáo và ngộ nghĩnh “Chùa Bánh Xèo”. Sở dĩ có cái tên này là bởi vì ngôi chùa này có truyền thống làm bánh xèo chay miễn phí phục vụ các khách thập phương đã nhiều năm trôi qua.
Nhưng đặc biệt hơn là đầu bếp ở đây gần như múa với công đoạn làm bánh vì mỗi ngày cùng lúc thực hiện việc đổ bánh trên 10 chảo đỏ lửa.
Và tất cả thực khách đều tỏ ra thích thú khi tận mắt chứng kiến đầu bếp “quay cuồng” giữa các chảo bánh bao quanh mà gần như không hề xảy ra tình trạng bị rối.
Ngoài ra tại chùa còn có cả một tượng phật nằm lớn ở phía trước cổng, du khách có thể vãn cảnh chùa, hành hương và chiêm ngưỡng tượng Phật nằm dài 6 mét.
3. Chùa Bà Chúa Xứ Châu Đốc
Nhắc tới vùng đất Châu Đốc này, người ta không thể không nhớ tới Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng không chỉ ở miền Tây Nam Bộ, mà ngay cả người Việt ở nước ngoài vẫn biết đến.
Chùa Bà Chúa Xứ cũng là một trong những ngôi chùa cổ ở Châu Đốc – An Giang có giá trị tín ngưỡng đặc sắc. Được bảo tồn đến tận ngày nay với nhiều truyền thuyết ly kỳ, độc đáo. Cũng chính vì sự linh ứng của Bà mà nơi đây thu hút số lượng lớn du khách đi lễ
Hằng năm vào 23,24/4 âm lịch nơi đây thường tổ chức lễ hội Vía Bà Chúa Xứ vào những ngày này mọi người đến cầu được ước thấy ứng nghiệm nên rất đông đúc
4. Chùa Tà Pạ
Là một trong những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo của người Khmer được xây bằng đá granit, chính giữa là tượng Phật Thích Ca uy nghiêm.
Chùa Tà Pạ, người dân nơi đây còn gọi là Chùa Núi (Chùa Chưn-Num theo tiếng dân tộc Khmer)
Trên tất cả các bức tường hay khắp các cột kèo, cánh cửa đều được các nghệ nhân Khmer điêu khắc và trang trí bằng những hình ảnh được lấy cảm hứng chủ yếu từ cuộc đời của đức Phật và đời sống cộng đồng người Khmer tạo nên nét độc đáo rất riêng cho ngôi chùa.
Là nơi gần có vị trí giáp Hồ Tà Pạ, đây cũng là điểm đến mang giá trị tâm linh khó có thể bỏ qua của nhiều khách du lịch nếu muốn ngắm nhìn kiến trúc Khmer độc lạ, huyền bí tại nơi đây.
5. Chùa Hang
Chùa Hang cái tên thân thuộc mà người dân đặt cho một trong những ngôi chùa nổi tiếng của Châu Đốc – An Giang đó là chùa Phước Điền. Phước là phước lành, điền là điền địa (ruộng đất), cái tên Phước Điền có thể hiểu đơn giản là mảnh đất gieo trồng phước lành.
Du lịch An Giang, đến thăm chùa Hang bạn sẽ như đi qua cánh cửa mở ra một thế giới mới để trút bỏ mọi vấn vương bụi trần, hòa mình vào không an yên ả trong lành và êm dịu như chốn cổ tích.
Chùa Hang không chỉ nổi tiếng về cảnh sắc say đắm lòng người mà ngôi chùa còn gắn với rất nhiều giai thoại và sự tích ly kỳ.
Những lưu ý khi đi đến những nơi tâm linh và đông đúc:
– Không nên mang giày cao gót khi đến chùa. Đôi chân bạn sẽ sưng tấy và bỏng do đi chuyển đường khá dài.
– Tốt nhất mọi người chỉ cần một đôi giày bata hay giày đế thấp là được.
– Điều đặc biệt bạn nên tránh mang đồ quá phản cảm. Một bộ đồ kín đáo sẽ thích hợp hơn khi đến chốn linh thiêng nơi đây.
– Nhớ và luôn mang khẩu trang ở những nơi đông người.
Dương Kế Đoan