3 món ăn rẻ tiền nhưng lại khiến thai nhi tăng cân vùn vụt trong tháng cuối

Cân nặng của thai nhi là điều các mẹ bầu rất quan tâm và lo lắng, đặc biệt là ở giai đoạn cuối của thai kì. Ăn gì để cho thai nhi tăng cân vùn vụt? câu trả lời sẽ được giải đáp qua bài viết sau.

Trứng vịt lộn

Một quả cung cấp khoảng 182kcal năng lượng, 13,6g protein, 12,4g lipit, 82mg canxi, 212mg phốtpho, 600mg cholesterol… Không chỉ vậy, trứng vịt lộn cũng chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe như vitamin A, B, C… Thậm chí, hàm lượng chất sắt trong trứng vịt lộn còn nhiều hơn trong trứng gà.

Ảnh minh họa.

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bạn không cần phải ăn quá nhiều, chủ yếu bổ sung thêm các loại vitamin và chất khoáng như axit folic, vitamin A, canxi, sắt… Bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kỳ, mỗi ngày nên tăng thêm khoảng 300 calo trong thực đơn dinh dưỡng. Mỗi tuần, mẹ bầu có thể ăn 3-4 quả trứng lộn, để thai nhi tăng cân nhanh.

Chuối

Chuối chứa nhiều những khoáng chất như Fe, PP, Mg, i-ốt và các loại vitamin A, B1, B2, B6, B12, C, D, E nên chuối là nguồn cung cấp dinh dưỡng tuyệt vời cho cả mẹ lẫn thai nhi.

Ăn chuối giúp mẹ bầu hạn chế được bệnh thiếu máu trong thai kỳ và cả quá trình vượt cạn bởi nó có chứa nhiều sắt kích thích sản sinh hemoglobin – một chất có tác dụng kích thích sự sản sinh hồng cầu trong máu.

Không chỉ tốt cho mẹ bầu, vitamin B6 còn là loại vitamin cần thiết tham gia vào quá trình phát triển não bộ của thai nhi, giúp hệ thần kinh trung ương ở trẻ luôn khỏe mạnh.

Thêm vào đó, những tháng cuối thai kỳ, chứng chuột rút luôn là nỗi ám ảnh tồi tệ của các mẹ bầu, tuy nhiên với nguồn kali dồi dào chuối không chỉ giúp hạn chế tình trạng chuột rút mà còn giảm thiểu triệu chứng sưng phù cũng thường hay gặp ở phụ nữ mang thai.

Và đặc biệt, bà bầu ăn nhiều chuối trong thai kỳ không hề tăng cân nhiều, chưa kể, các chất dinh dưỡng từ chuối đều được hấp thụ vào thai nhi.

Ngoài ra, các mẹ bầu nên nhớ nguyên tắc dinh dưỡng cho giai đoạn cuối thai kì.

Uống nhiều nước

Ăn đa dạng thực phẩm và đủ bữa trong ngày với khoảng cách 4 tiếng/ bữa ăn.

Thăm khám thường xuyên để tham khảo ý kiến của bác sĩ về chế độ ăn phù hợp với yêu cầu cân nặng của thai nhi. Tránh tăng cân quá nhiều hoặc thiếu chất đối với bé vì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí não.

Chú ý các vi chất như sắt, canxi, magie, kẽm, vitamin A, B, C, D, E…

Sưu tầm