Chó đẻ răng cưa-cây thuốc nhiều công dụng tốt trong Đông y
1. Nhận biết cây chó đẻ răng cưa
Cây chó đẻ răng cưa thân xanh, còn gọi là diệp hạ châu đắng (Phyllantus. amarus Schum. et Thonn.), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Cây thuộc thảo, cao khoảng 40 cm, ít phân cành, màu lục. Lá mọc so le, xếp hai dãy đều trên cành trông như một lá kép lông chim. Hoa đơn tính, mọc ở kẽ lá, không có cánh hoa, màu lục nhạt.
Hoa đực có cuống ngắn xếp ở dưới hoa cái. Quả nang hình cầu nhẵn, hơi dẹt, chia thành 3 mảnh vỏ. Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi trong nước ta để lấy nguyên liệu làm thuốc.
Sau khi thu hái, rửa sạch đất cát, phơi khô, cắt đoạn 3 – 5 cm, vi sao.
2. Các thành phần của cây chó đẻ răng cưa và tác dụng
Diệp hạ châu có các thành phần flavonoid, alcaloid: Phyllanthin phyllantin, phyllantidin và các hợp chất hypophyllanthin, niranthin, phylteralin, nitetralin, lignan; flavonoid: rutin, quercetin, isoquercetin, quercitrin, isoquercitrin; alcaloid: isobubialin, epibubialin, elagitanin; a xít ascorbic…
Dịch chiết của diệp hạ châu có tác dụng ức chế mạnh vi rút viêm gan B (HBV ), thông qua cơ chế ức chế enzym ADNp (ADNpolymerase) của HBV , làm giảm HbsAg và Anti – HBs, tác dụng hạ đường huyết, ức chế tụ cầu khuẩn và trực khuẩn thương hàn, lỵ, đại tràng.
3. Tác dụng của cây chó đẻ răng cưa
Trên lâm sàng, diệp hạ châu có tác dụng ức chế mạnh HBV – DNA (vi rút viêm gan B trên hệ mã di truyền) và làm cho vi rút bị đào thải, không bám vào được DNA của người. Khi viêm gan HBV , các tế bào gan sẽ bị tổn thương, làm tăng các chỉ số của enzyme Transaminase: ALT, AST trong máu, có khi tăng với con số hàng trăm, làm cho các hoạt động của gan bị trì trệ, kèm theo các triệu chứng cơ thể mệt mỏi, kém ăn, buồn nôn.
Khi phát bệnh, cơ thể bị sốt, đồng thời với các triệu chứng điển hình: vàng da, vàng mắt, tiểu đỏ, đau tức vùng hạ sườn phải… Khi đó có thể biến chứng chuyển thành xơ gan: bụng trướng to, đau bụng, tiêu chảy, nôn ra máu tươi, kèm theo tụt huyết áp, nặng hơn là hôn mê do suy gan nặng, suy thận cấp tính, lượng
nước tiểu ít dần…
nước tiểu ít dần…
Diệp hạ châu còn được dùng trị sốt, lợi tiểu, tiểu đường, u xơ tuyến tiền liệt, viêm âm đạo, ăn uống khó tiêu, viêm đại tràng… còn dùng trị mụn nhọt, đinh râu, tiểu tiện khó khăn, viêm tuyến vú, tắc tia sữa, có thể dùng đắp ngoài, uống trong. Khi sử dụng có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Liều dùng, ngày 8 – 16g, dạng thuốc sắc, hãm, viên nang.
4. Tác dụng của cây chó đẻ răng cưa trong chữa một số bệnh lí
– Trị viêm gan vàng da: diệp hạ châu, actisô, nhân trần, rau đắng, mỗi vị 12g, sắc uống, ngày một thang, trước bữa ăn.
– Trị viêm tắc tia sữa: diệp hạ châu, bồ công anh, đồng lượng 16g, sắc uống hoặc giã cây tươi, vắt lấy nước uống, bã đắp nơi sưng đau.
*Lưu ý bài thuốc chỉ mang tính chất tham khảo!
Thanh Hà-t/h