Các loại hoa quả nên ăn vào mùa thu để tăng cường sức khỏe

Mùa thu khí hậu khô hanh, da dễ bị mất nước gây ra các triệu chứng ngứa ngáy, ho, viêm họng. Do đó khi chọn thực phẩm nên chú trọng các loại thực phẩm chứa nhiều nước, dễ tiêu hóa và hấp thụ. 
Táo
Không quá bất ngờ khi táo nằm trong danh sách các thực phẩm nên ăn vào mùa thu, thậm chí các chuyên gia dinh dưỡng còn khuyến khích mọi người ăn táo qua câu nói quen thuộc: “Mỗi ngày ăn một quả táo để không cần phải đến gặp bác sĩ”.
Empty
Ảnh minh họa
Mùa thu, thời tiết thay đổi thất thường khiến cơ thể chúng ta dễ bị suy nhược, giảm sức đề kháng. Vì vậy, ta cần phải bổ sung táo mỗi ngày.Trong táo chứa hàm lượng chống oxy hóa (như quercetin, catechins, và flavonoid) và chất xơ khá cao, có lợi cho việc phòng ngừa hoặc kiểm soát nhiều bệnh như bệnh ung thư, bệnh tiểu đường, bệnh tim và giúp thải độc cơ thể.
Cả nhà có thể ăn táo trực tiếp, sinh tố, nước ép hoặc chế biến táo thành các món như salad như: Salad táo rau mầm, Salad thịt gà trộn táo đỏ,… hoặc các món bánh nướng, tráng miệng,…
Thanh long
Empty
Ảnh minh họa
Thanh long có chứa vitamin C, B1, B2 và B3, và khoáng chất thiết yếu bao gồm phốt pho, sắt và canxi. Vì thế góp phần cho việc hỗ trợ chống ung thư, ngăn ngừa lão hóa, cải thiện sức khỏe tim mạch, cải thiện hệ thống tiêu hóa, kiểm soát và phòng ngừa bệnh tiểu đường, tốt cho mắt, giảm viêm khớp và đặc biệt tốt cho việc làm đẹp của phụ nữ (điều trị mụn trứng cá, làm mịn da, giảm béo…).
Súp lơ
Empty
Ảnh minh họa
Mùa thu là mùa các bệnh lây truyền qua đường hô hấp phát triển mạnh nhất.Súp lơ chính là thực phẩm tuyệt vời cho mùa thu – đông. Vitamin A, Vitamin C có trong súp lơ cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động trong một ngày, chất xơ giúp loại bỏ các chất độc có trong cơ thể ra bên ngoài, tăng sức đề kháng, thậm chí còn có thể ngăn ngừa ung thư và giảm cholesterol.
Ổi
Empty
Ảnh minh họa
Mùa thu là mùa ổi vào vụ, vì thế không khó để bạn có thể lựa chọn cho gia đình những loại ngổi tươi ngon để bổ sung cho thực đơn. Ổi là một trong những loại quả có giá trị dinh dưỡng rất cao, ổi chứa ít chất béo bão hoà, cholesterol và natri, còn chứa nhiều chất xơ, vitamin C, A, kẽm, kali và mangan giúp bảo vệ và tăng sức đề kháng cho sức khỏe của con người. Ăn ổi có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa ung thư, phòng cảm lạnh, giảm ho, điều trị tiểu đường, cao huyết áp, làm đẹp da, giảm cân.
Lựu
Empty
Ảnh minh họa
Lợi ích dinh dưỡng của quả lựu là các chất chống oxy hóa mạnh, bao gồm chất ký sinh và axit punicic. Các nghiên cứu cho thấy, một ly nước ép lựu còn tốt hơn rượu vang gấp nhiều lần trong việc cải thiện hệ tiêu hóa, chống viêm và ngăn ngừa một loạt các bệnh từ ung thư đến bệnh Alzheimer.
Bí đỏ
Bước vào mùa thu, thời tiết trở nên mát mẻ phù hợp với nhiệt độ cơ thể hơn. Nhiệt độ hạ thấp, nhu cầu ăn uống tăng, sức tiêu hóa cũng tăng cao. Đây chính là mùa thích hợp để bồi bổ dinh dưỡng không đủ do khí hậu mùa hè nóng bức gây ra.
Empty
Ảnh minh họa
Bí đỏ, cũng như khoai lạng, chứa hàm lượng cao beta-carotene – một dạng vitamin A của thực vật, cần thiết cho thị lực và làn da khỏe mạnh. Ngoài ra, kali, chất xơ và vitamin C trong bí đỏ còn giúp cơ thể chống lại bệnh cảm cúm – bệnh phổ biến trong mùa thu.
Chuối tiêu
Chuối là trái cây mang lại nhiều ích lợi nhất trong các loại trái cây. Các chuyên gia cho biết, trong chuối có đủ 8 loại axít amin thiết yếu mà cơ thể con người không tự tạo ra được, có đến 11 loại khoáng chất và 6 vitamin. Vì thế, chuối không chỉ tốt đối với trẻ nhỏ mà người lớn nếu ăn một, hai trái mỗi ngày sẽ được cung cấp thêm năng lượng, vitamin, khoáng chất cho cơ thể.
7
Ảnh minh họa
Có thể kể tới các tác dụng của chuối như: tăng trí nhớ, chữa táo bón, chữa trị làn da ngứa, tốt cho hệ thần kinh, chống thiếu máu, giảm béo, làm đẹp da. Ngoài ra, chuối có thể giúp những người đang cố gắng bỏ hút thuốc lá hoàn thành mục tiêu của mình. Vì nó có chứa nhiều vitamin C, A1, B6, B12, kali và magiê giúp cơ thể phục hồi sau những ảnh hưởng của chất nicotin có trong thuốc lá.