Con lãnh hậu quả vì những lần bố mẹ cãi nhau

Bố mẹ nào cũng nhận thấy rằng việc cãi nhau trước mặt con là điều không nên xảy ra nhưng một khi có một xung đột, theo bản năng, họ không có khả năng kiềm chế cảm xúc. Con trẻ là người phải hứng chịu những hậu quả nặng nề nhất.
Inez, 9 tuổi, thức trắng đêm tự hỏi liệu bố mẹ có ly hôn không. Cô bé chịu đựng sự lo lắng bao trùm quen thuộc cho đến khi hai giọng nói giận dữ từ tầng dưới bị bóp nghẹt – nhưng rõ ràng vẫn còn tức giận. Cuối cùng họ cũng bình tĩnh lại.
Ở tầng dưới, cha mẹ cô bé tự hỏi làm thế nào những tranh luận của họ ảnh hưởng đến Inez. Không có bạo lực giữa họ thì làm gì có chuyện con cái tổn thương.
Inez và 4 người khác, giờ đã trưởng thành chia sẻ lại những gì họ nghĩ khi còn nhỏ phải chứng kiến cha mẹ cãi nhau.
“Điều gì sắp xảy ra với gia đình mình?”
Cha mẹ của Inez đã có một cuộc hôn nhân thoải mái, mặc dù không nồng nàn, và những cuộc tranh cãi khá nhẹ nhàng so với nhiều cặp vợ chồng. Tuy nhiên, Inez vẫn lo lắng bố mẹ sẽ ly hôn.
“Những cuộc tranh luận đó hiếm khi xảy ra, nhưng với tôi chúng dường như kéo dài mãi mãi. Tôi nhớ mình đã khóc và cầu nguyện rằng họ sẽ không ly hôn. Khi những tiếng nói giận dữ cuối cùng cũng dừng lại, tôi nghĩ rằng rốt cuộc thì họ vẫn chưa ly hôn. Tôi cảm thấy thật nhẹ nhõm và hạnh phúc” – Inez nói.
bo me cai nhau Giadinhvietnam (1)
Ảnh minh họa. 
“Mình phải đi khỏi đây”
Cha mẹ của Reid không hòa hợp.
“Khi một cuộc tranh cãi bắt đầu, tôi sợ mình cũng sẽ bị la. Tôi chỉ muốn tránh ra. Tôi sẽ trốn ở một nơi nào đó mà tôi cảm thấy an toàn để chờ đợi cho đến khi tiếng nói tắt đi”.
Nhưng Reid vẫn cố lắng nghe vì “biết cuộc chiến đang diễn ra còn thoải mái hơn là không biết chuyện gì”.
“Tôi không biết họ đang tranh cãi về điều gì, nhưng tôi biết tôi đang sợ”
Reid nói: “Tôi không chú ý đến những lời nói hay thậm chí là liệu cơn giận đang bùng phát và tuôn trào. Yôi chỉ quan tâm đến thực tế là cuộc tranh cãi đang diễn ra hay nó đã kết thúc”.
Inez đồng tình
“Những đêm nằm trên giường, tôi không thể hiểu được những lời bố mẹ tôi đang nói. Tôi chắc chắn rằng họ đã đợi đến khi tôi đi ngủ để họ không tranh cãi trước mặt tôi”.
“Tôi đứng về phía bố, hoặc mẹ, hoặc không ai cả”
Khi cha mẹ của Corbin tranh cãi, họ thường đánh nhau và không có gì được giải quyết. Corbin đã từng cắt ngang một cuộc tranh cãi để nói với cha mình rằng hãy im lặng.
Corbin lên tiếng vì “cố gắng tìm ra ai đúng. Tôi thường nhanh chóng nhận ra điều đó. Thái độ thô lỗ của bố đi ngược lại những gì tôi được dạy. Lên tiếng là điều hiển nhiên”.
Em gái Corbin, Brynne, cũng có trải nghiệm tương tự.
“Khi tôi lớn hơn, tôi sẽ chỉ nói với bố mẹ tôi rằng hãy im lặng. Tôi nhận ra rằng sẽ không bao giờ có một cuộc thảo luận chín chắn. Mọi thứ họ nói sẽ trở nên tiêu cực và không có gì mang tính xây dựng sẽ xảy ra.
bo me cai nhau Giadinhvietnam (2)
Ảnh minh họa. 
“Tôi không tôn trọng người nào đối xử với vợ/chồng của họ theo cách đó”
Kinh nghiệm của Corbin và Brynne chứng minh rằng những đứa trẻ lớn hơn để ý xem bố mẹ chúng cư xử theo cách tôn trọng hay thiếu tôn trọng người khác.
Brynne nói: “Cha mẹ tôi đã cãi nhau trong tình trạng hỗn loạn. Những người lý trí nhìn về phía trước và làm mọi thứ để ngăn chặn sự hỗn loạn xảy ra. Cha mẹ tôi đã không ngăn cản điều đó. Sự hỗn loạn của họ tràn lên con cái. Chúng tôi đã chứng kiến tất cả. Người lớn lẽ ra nên xử lý các tình huống tốt hơn’.
“Mình phải giải quyết vấn đề của bố mẹ”
Khi Corbin ngắt lời bố mẹ, anh ấy đang cố gắng làm cho cuộc tranh cãi dừng lại. Nhưng từ khi còn là một đứa trẻ, anh ấy chỉ nhìn thấy mức độ bề nổi của cuộc tranh cãi của họ. Hai người lớn cãi nhau vì một điều gì đó tầm thường.
Tuy nhiên, sự thật là cha mẹ Corbin đã có một quá trình lâu dài tích tụ những vấn đề sâu sắc hơn mà cả hai đều vì đó mà tức giận.
“Tôi chỉ đang cố gắng ngăn chặn các cuộc tranh luận một cách hợp lý. Tôi chắc chắn rằng mình đã đúng”, Corbin nói.