Khám phá “bí quyết” phòng ngừa đột quỵ của người Nhật

Hiện nay, có lẽ mối lo lắng chung lớn nhất của cả nhân loại là COVID -19, bởi dịch bệnh đã cướp đi sinh mệnh của rất nhiều người trên thế giới. Nhưng bạn có biết “Đột quỵ” (Stroke) và “thiếu máu cục bộ” (Ischemic heart disease) là những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng tử vong trên thế giới trong năm 2020 theo số liệu thống từ WHO?

Đột quỵ đã trở thành nỗi ám ảnh của rất nhiều người, bởi đây không chỉ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới hiện nay, mà đột quỵ còn để lại những di chứng nặng nề cho người bệnh sau cơn tai biến.

Vào những thời điểm giao mùa, do nhiệt độ thay đổi đột ngột khiến cho cơ thể chưa kịp thích ứng, nên thường gây ra rất nhiều bệnh lý liên quan đến tim mạch, huyết áp, do đó làm tăng nguy cơ bị đột quỵ.

Đặc biệt, ở những quốc gia mà thời tiết 4 mùa thay đổi rõ rệt, nhanh chóng và áp lực từ cuộc sống, công việc lớn như Nhật Bản, thì nguy cơ mắc căn bệnh đột quỵ này càng cao.

Chính vì vậy, vào những năm 1960, đột quỵ từng là “sát thủ số 1” tại Nhật Bản cướp đi sinh mạng của rất nhiều người dân. Nhưng ngày nay, Nhật Bản được biết đến là quốc gia phát triển có tỉ lệ người già có tuổi thọ cao và khỏe mạnh trên thế giới.

Người Nhật đã làm gì để có được những kỳ tích như vậy?

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, thói quen vận động, sống gần gũi với thiên nhiên

image001

Ảnh minh họa

Bí kíp đầu tiên mà những người Nhật sống thọ và khỏe mạnh chia sẻ đó chính là nhờ vào việc ăn uống và luyện tập đều đặn hằng ngày.

Trong khẩu phần ăn của người Nhật, bạn sẽ thấy có rất nhiều “sắc màu”, người Nhật ăn nhiều rau, rau biển, đậu phụ ( đậu hũ) và cá, đặc biệt là các loại cá biển như: cá hồi, cá thu, cá ngừ v.v… Những loại cá béo này giàu Omega 3, rất tốt cho hệ tim mạch và hỗ trợ giảm nguy cơ đột quỵ.

Đặc biệt, vào bữa sáng của các gia đình người Nhật họ thường có món Nattou (đậu tương lên men) và súp miso. Nattou là món ăn ưa thích có truyền thống rất lâu đời của người dân ở đất nước “mặt trời mọc”, song đến năm 1980 mới được bác sĩ Hiroyuki Sumi phát hiện trong đậu tương lên men (nattou) có chứa enzyme Nattokinase, có tác dụng phân giải cục máu đông giúp ngăn ngừa đột quỵ.

image003

Ảnh minh họa

Ngoài ra, người Nhật còn hạn chế việc ăn quá no trong mỗi bữa ăn để hệ tiêu hoá không phải làm việc quá sức.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh thì thói quen luyện tập thể dục đều đặn mỗi ngày và lối sống ưa vận động, gần gũi và tôn trọng tự nhiên đã giúp họ có một cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai ngay cả khi về già để luôn cảm thấy vui vẻ, lạc quan trong cuộc sống.

Vậy nên, bạn sẽ rất ngạc nhiên khi biết tuổi thật của người Nhật khi làm việc cùng họ, bởi rất nhiều cụ ông, cụ bà dù đã ở tuổi “thất thập” họ vẫn làm việc rất hăng say và nhanh nhẹn.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Kiểm tra sức khỏe định kỳ là cách chủ động chăm sóc sức khỏe của bản thân, và người Nhật luôn có ý thức rất cao về việc này. Nhờ sự chủ động này mà người Nhật có các biện pháp ngăn chặn kịp thời các nguy cơ gây bệnh tiềm ẩn, đặc biệt là những bệnh phổ biến như: tiểu đường, béo phì, mỡ máu, tim mạch, suy giảm trí nhớ v.v…

Sử dụng thực phẩm hỗ trợ ngăn ngừa đột quỵ, tai biến

Nếu như người Việt vẫn cảm thấy thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) giống như là thuốc nên không có thói quen sử dụng thường xuyên, thì người Nhật lại coi TPBVSK như một trong những cách giúp bảo vệ, nâng cao sức khoẻ và kéo dài tuổi thọ. Và tất nhiên, để phòng tránh một căn bệnh nguy hiểm như đột quỵ, người Nhật đã lựa chọn thực phẩm hỗ trợ để hỗ trợ ngăn ngừa hiệu quả hơn.

Sau phát hiện của bác sĩ Hiroyuki Sumi về enzyme Nattokinase, đã có rất nhiều sản phẩm hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ Nhật Bản có chứa Nattokinase enzyme xuất hiện trên thị trường.

Tuy nhiên, không nhiều sản phẩm đạt được tối đa công dụng của enzyme Nattokinase quý giá này, bởi hoạt đột Nattokinase trong sản phẩm còn thấp và các thành phần đi kèm không hỗ trợ hoạt hoá, bổ trợ tốt cho nhau. 

Hải Minh