Khi bị căng thẳng nên làm 8 điều này vào buổi sáng
Một buổi sáng thức dậy với những suy nghĩ mông lung và tâm trạng cáu kỉnh là tình trạng không hiếm gặp. Ngay cả các chuyên gia sức khỏe tâm thần cũng không “miễn nhiễm” với chúng. Và đây là những gì họ làm để giảm căng thẳng và thư giãn khi gặp tình trạng trên:
1. Một bài tập viết nhật ký
Jack Turban, một nhà nghiên cứu tâm thần học trẻ em và vị thành niên tại Đại học Y khoa Stanford (Mỹ) cho biết, anh bắt đầu một ngày mới bằng một bài tập viết nhật ký để giảm lo lắng.
“Đầu tiên, tôi viết ra các nhiệm vụ của mình trong ngày, điều này giúp giảm bớt mọi lo lắng mà tôi có khi quên thứ gì đó”, anh nói.
Sau đó, Jack cho biết sẽ ghi nhanh một câu thần chú – một cụm từ ngắn gọn, tích cực mà bản thân anh sẽ lặp lại suốt cả ngày. Cuối cùng, nhà nghiên cứu sẽ thêm một vài điều mà anh biết ơn và một vài điều hào hứng để bắt đầu ngày mới của mình một cách tích cực.
2. Đi bộ ngoài trời vài phút
Dành thời gian ở ngoài trời có thể giúp bạn xoa dịu và nâng cao tinh thần một cách đáng kể.
“Khi thức dậy vào buổi sáng, tôi thường dắt chó đi dạo. Chúng tôi đi bộ cùng nhau trong khoảng 10 đến 15 phút”, ông Jessica Yellow, một phó giáo sư về tâm thần học tại Washington University School of Medicine ở St Louis, Mỹ cho biết.
Bạn có thể kết hợp nghe podcast, nghe nhạc trên đường đi bộ của mình, để thư giãn và giảm căng thẳng.
3. Tập trung vào khoảnh khắc hiện tại
Theo bà Neha Chaudhary, bác sĩ tâm thần trẻ em và vị thành niên tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts (Mỹ), khi thức dậy trong căng thẳng, bà chủ động cho phép bản tận hưởng buổi sáng khi không nghĩ về bất kì thứ gì gây căng thẳng.
Neha dành ít nhất 10 phút để tĩnh tâm và lấy lại tinh thần trong thời điểm hiện tại. “Tôi tập trung vào những cảm giác lúc uống cà phê buổi sáng, từ mùi, vị đến hơi ấm của cốc trên tay. Đôi khi, tôi cũng sẽ nghe nhạc nhẹ nhàng”.
4. Đọc hoặc nghe thứ gì đó tạo cảm hứng
Khi bạn thức dậy, hãy tìm kiếm thứ gì đó truyền cảm hứng cho bản thân và mang lại cho bạn niềm vui. Đó có thể là đọc một đoạn của cuốn sách hay lắng nghe những lời cổ vũ từ bài nói chuyện của một nhà lãnh đạo mà bạn ngưỡng mộ.
5. “Ngồi” trong căng thẳng của bạn một lúc
Điều này nghe có vẻ phản trực giác và không thoải mái, nhưng mục đích là để bình thường hóa cảm giác, khi căng thẳng là điều tự nhiên.
Brittany Johnson, một nhà trị liệu ở New Albany, Indiana, cho biết: “Tôi mất tới 10 phút mỗi sáng sau khi thức dậy để cảm nhận bất kỳ cảm giác tiêu cực, nặng nề hoặc căng thẳng nào đó mà tôi có thể gặp trước khi ngày mới bắt đầu”. Sau đó, Brittany sẽ sử dụng chánh niệm để loại bỏ những cảm xúc, suy nghĩ đó.
6. Hít một vài hơi thở sâu
Nhà trị liệu và đồng tác giả cuốn sách “Hướng dẫn chữa bệnh cho góa phụ” Kristin Meekhof cho biết, cô thường hít thở sâu để tự chăm sóc bản thân và loại bỏ căng thẳng. Một trong những phương pháp làm giảm căng thẳng yêu thích của cô ấy là “thở bằng lỗ mũi thay thế”. Kỹ thuật này chỉ mất năm phút, gồm các bước:
Bước 1: Nhấn cả hai lỗ mũi bằng ngón út và ngón cái sau đó giữ hơi thở trong bốn giây.
Bước 2: Mở lỗ mũi bên phải và thở ra trong bốn giây.
Bước 3: Hít vào bằng lỗ mũi bên phải trong bốn giây.
Bước 4: Đóng cả hai lỗ mũi và nín thở trong bốn giây.
Bước 5: Mở lỗ mũi trái và thở ra trong bốn giây.
Bước 6: Hít vào bằng lỗ mũi trái trong bốn giây.
Bước 7: Lặp lại trong năm phút.
7. Âu yếm thứ gì đó trên giường
Katelyn Anderson, nhà trị liệu và là người sáng lập Equip Sleeping Co, cho biết trước khi vội vàng nhảy ra khỏi giường, hãy chậm lại và âu yếm bất kỳ thứ gì đó như một chiếc chăn mềm mại, bạn đời, thú cưng…
Điều này sẽ giúp thư giãn hệ thần kinh và giảm căng thẳng. Việc ôm ấp sẽ giải phóng endorphin – được gọi là hóa chất “cảm thấy tốt” – giúp giảm lo lắng và tăng cường hạnh phúc.
Thanh Vân/TH