Làm thế nào để dạy con thành người biết trân trọng?
Học được cách biết trân trọng là một quá trình phát triển, đôi khi còn phức tạp đối với trẻ em (và cha mẹ của chúng). Giống như tất cả các đặc điểm phát triển, độ tuổi xuất hiện cảm giác biết ơn sẽ khác nhau ở mỗi đứa trẻ và nếu con bạn thuộc nhóm muộn hơn, điều đó có thể nghĩa là trẻ sẽ mất nhiều thời gian hơn để thoát khỏi giai đoạn sống “chỉ nghĩ đến mình” trong thời thơ ấu. Vì vậy, làm thế nào để bạn xây dựng sự biết ơn ở trẻ một cách tự nhiên và thoải mái nhất? Dưới đây là một số cách giúp cha mẹ có thể giúp con học cách trân trọng những thứ mình đang có.
1. Bắt đầu với những điều cơ bản
Hầu hết các bậc cha mẹ đều cố gắng dạy con những cách ứng xử cơ bản như nói lời cảm ơn và xin lỗi, và đó là một cách thức tuyệt vời để bắt đầu xây dựng nền tảng của sự trân trọng.
Chia sẻ cũng là một phần nền tảng tốt để con học cách biết ơn. Trong khi xu hướng của chúng ta là đưa ra những lời khen ngay sau khi trẻ bắt đầu học được cách chia sẻ. Điều này cần phải chú ý kĩ hơn khi cha mẹ không được nhầm lẫn giữa khen ngợi trẻ và khen ngợi hành động biết ơn của trẻ. Hãy làm cho con nhận thức được tác động của những hành vi tốt đẹp. Vì vậy, thay vì nói, “Mẹ rất tự hào về con vì đã chia sẻ con búp bê đó với em”, hãy nói, “Cảm ơn con đã chia sẻ con búp bê đó. Em đã không còn khóc và buồn rầu nữa rồi kìa”. Bạn nên cảm ơn con khi chúng chia sẻ đồ ăn với bạn, nói với chúng rằng bạn thực sự đói và bây giờ bạn cảm thấy tốt hơn nhiều. Bằng cách “vuốt ve” hành động thay vì “vuốt ve” đứa trẻ, bạn sẽ giúp con hiểu được tác động từ hành động của mình
2. Đứng vững trên các giá trị
Những điều trẻ em được dạy về hành vi và cách tiêu dùng ngày càng trở nên quan trọng khi trẻ nhận thức được tất cả mọi thứ trên thế giới, thông qua quảng cáo, mua sắm và tiếp xúc với những gì những đứa trẻ khác có và làm.
Luôn lắng nghe trước khi bạn xen vào suy nghĩ của con, xem chúng đến từ đâu. Nếu con trai bạn nói, “Bạn con đều có TV riêng”, hãy hỏi con nghĩ gì về điều đó trước tiên, sau đó giải thích rằng bạn thích có một TV trong phòng gia đình để tất cả có thể chia sẻ và nói về những gì cả nhà đang xem. Không phải lúc nào chúng cũng sẽ chia sẻ với bạn như vậy, và bạn cũng đừng quá căng thẳng vì trở thành bạn thân của con không phải nhiệm vụ của cha mẹ.
3. Giao cho con trách nhiệm
Thật khó để đánh giá cao sự chăm chỉ và nỗ lực của người khác nếu bản thân bạn không nỗ lực. Việc tăng cường đóng góp của con sẽ giúp chuyển hướng sự quan tâm của chúng đến thế giới bên ngoài và những người khác. Nó khiến con tập trung vào những gì họ có thể cho đi hơn là những gì họ có thể nhận được.
Việc đầu tiên bạn có thể làm chính là giao một số việc nhà cho con làm quen. Khi con bạn làm các món ăn, cô ấy sẽ học được cách trân trọng và tiết kiệm các nguyên liệu. Nhưng bạn không cần phải đợi cho đến khi trẻ đủ tuổi để có thể rửa bát – ngay cả trẻ mới biết đi cũng có thể giúp sắp xếp hàng tạp hóa hoặc soạn đũa bát lên trên bàn.
4. Dạy quản lý tiền bạc
Khi chúng ta đang nói về chủ đề tiêu dùng, việc tài chính không thể không được nhắc tới. Đặt giới hạn chi tiêu giúp trẻ học cách ưu tiên và trân trọng từng đồng tiền mà chúng tiết kiệm được.
Con bạn sẽ nhớ đến Giáng sinh đầu tiên khi chúng có thể mua quà cho cha mẹ bằng tiền của mình, hơn là những dịp khác với những món quà được tặng.
5. Món quà nào cũng nên từ tấm lòng
Hãy cho con bạn biết rằng những món quà từ trái tim là vô giá. Họ có thể làm nhiều thứ cho những người họ yêu thương, chẳng hạn như vòng cổ hoặc đồ trang trí thủ công, hoặc khung ảnh dành riêng cho một bức tranh đặc biệt. Cùng nhau, bạn có thể nướng bánh và gói gém mang tặng cho hàng xóm. Những món quà như vậy sẽ giúp trẻ hình thành sự trân trọng trong từng chi tiết làm nên món đồ, thiết lập một thói quen cho trẻ rằng nếu đã chọn sự cho đi thì hãy làm sao cho thật trọn vẹn.
6. Giữ nó trong quan điểm
Khi bạn cảm thấy con chưa có tiến bộ, hãy tập trung quan sát hơn để nhìn thấy được sự thay đổi trong con. Cha mẹ sẽ thường nhận ra sự tiến bộ qua sự hào phóng và lòng trắc ẩn mà chúng thể hiện bên ngoài hơn là những gì chúng thể hiện ở nhà, nơi những đứa trẻ thường không có hành vi tốt nhất của chúng. Hãy cho con thời gian để đưa những thói quen ấy vào trong căn nhà của mình./.