Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh huyết áp thấp

Huyết áp thấp là một bệnh lý thường gặp, xuất hiện cả ở nam giới và nữ giới, ở lứa tuổi dậy thì và người cao tuổi. Hiện nay, huyết áp thấp là một tình trạng khá phổ biến, tỷ lệ người bị huyết áp thấp đang ngày càng tăng.
Huyết áp thấp còn được gọi là chứng giảm huyết áp. Nếu không được theo dõi và điều trị đúng cách, huyết áp thấp có thể gây ra một số căn bệnh nguy hiểm cho tim, khiến người bệnh bị ngất, choáng và còn dẫn tới một số bệnh liên quan đến hệ thần kinh, tuyến nội tiết.
huyet ap thap 2
Huyết áp thấp là khi huyết áp đột ngột giảm xuống dưới 90/60 mmHg (Ảnh minh họa)
Huyết áp thấp có chỉ số như thế nào?
Với chỉ số trung bình của huyết áp thường là 120/80 mmHg, tình trạng khi huyết áp đột ngột giảm xuống dưới 90/60 mmHg được gọi là huyết áp thấp. Bệnh khiến cho các mạch bị co lại làm thể tích máu của người bệnh giảm xuống.
Huyết áp thấp được biểu đạt qua 2 chỉ số:
+ Chỉ số huyết áp tâm thu, thường cao hơn chỉ số thứ 2, đo áp lực trong lòng đồng mạch khi tim co bóp và đầy máu.
+ Chỉ số thứ 2 là áp lực tâm trương, đo áp suất lòng mạch khi tim nghỉ ngơi giữa 2 lần bóp.
Huyết áp thấp có thể xảy ra ở bất kỳ ai, nhưng thường gặp ở những người già và phụ nữ đang có thai.
Nguyên nhân dẫn đến huyết áp thấp
Mắc các bệnh lý về tim mạch
Nguyên nhân hàng đầu của việc dẫn đến huyết áp thấp là mắc các bệnh lý về tim mạnh như: rối loạn nhịp tim, hở van tim, suy tim,… lúc đó tim không còn đủ áp lực đẩy máu đi nuôi các bộ phận trên cơ thể nên người bệnh dễ bị giảm huyết áp.
Huyết áp thấp do tác dụng phụ khi sử dụng thuốc tây
Một số loại thuốc khi sử dụng sẽ khiến người bệnh có nguy cơ giảm huyết áp do tác dụng phụ như:
+ Thuốc lợi tiểu.
+ Thuốc chống trầm cảm 3 vòng.
+ Người bệnh có thể tụt huyết áp bởi sử ảnh hưởng của thuốc gây tê sau phẫu thuật.
Rối loạn nội tiết tố
Tuyến giáp – nơi sản xuất hormon có vai trò kiểm soát nhịp tim, huyết áp,… và tuyến thượng thận – điều chỉnh các phản ứng căng thẳng. Bạn có thể có nguy cơ cao bị tăng hoặc giảm huyết áp nếu một trong hai tuyến này gặp vấn đề.
Chế độ ăn uống bị rối loạn, thiếu hụt chất dinh dưỡng
Những người mắc chứng chán ăn thường có nhịp tim chậm bất thường, nguy cơ cao bị giảm huyết áp. Ngoài ra, những người bị tiêu chảy nặng, buồn nôn, nôn nhiều khiến cơ thể bị mất nhiều nước, mất cân bằng chất điện giải gây giảm huyết áp.
Một số nguyên nhân khác
Huyết áp thấp có thể xảy ra bởi các nguyên nhân:
Phụ nữ đang mang thai thường huyết áp sẽ tụt hơn đôi chút nhưng không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, các mẹ bầu cũng nên cẩn thận khi đứng lên khi đang nằm, hoặc ngồi,…
+ Bị đái tháo đường.
+ Uống nhiều bia hay rượu.
+ Bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng.
+ Thay đổi tư thế đột ngột,…
Triệu chứng thường gặp khi bị giảm huyết áp
Khi huyết áp bị giảm xuống thấp, người bệnh thường có triệu chứng sau:
+ Người bệnh cảm giác hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, đứng không vững.
+ Người bệnh có thể bị ngất xỉu, mất ý thức hay mê sảng.
+ Da của người bệnh tái nhợt, mệt mỏi.
+ Nhịp thở bất thường, nhanh và nông.
+ Đau đầu dữ dội.
+ Người bệnh đổ nhiều mồ hôi.
+ Khát nước,…
Cách phòng ngừa huyết áp thấp
Điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày, có thể tăng lượng muối trong bữa ăn. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế trước khi điều chỉnh lượng muối vì dùng nhiều muối sẽ làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp.
Ảnh minh họa
+ Không sử dụng quá nhiều bia, rượu hay những đồ uống có cồn khác,… Chỉ nên uống một lượng rượu vừa phải, trung bình 1 chén nhỏ mỗi ngày sẽ tốt cho hệ tim mạch của bạn.
+ Tăng cường uống nhiều nước để tránh mất nước, đặc biệt khi thời tiết nắng nóng.
+ Khi ngủ nên kê cao gối.
+ Tránh mang vật nặng quá sức của bản thân.
+ Tránh tiếp xúc quá lâu với nước nóng.
+ Không thay đổi tư thế quá đột ngột.
+ Nên mang theo một ít kẹo ngọt, socola,… trong túi để phòng ngừa cho những tình trạng giảm huyết áp đột ngột.
Những trường hợp thường hay bị tụt huyết áp, đặc biệt đối người già và phụ nữ có thai, bạn nên có trong nhà một máy đo huyết áp tự động để kiểm soát huyết áp tốt hơn.
Hà Linh/TH