Nhận thức sai lầm biến bạn thành người không biết quản lý tiền

Có quá nhiều thứ liên quan đến tiền bạc trong cuộc sống của chúng ta. Nếu chọn bỏ qua hoặc đánh giá thấp tầm quan trọng của nó bạn sẽ sớm nhận được hậu quả. Nếu bạn gặp vấn đề về tài chính, điều tốt nhất có thể làm là đối mặt càng sớm càng tốt.
Chuyên gia tài chính Jeff Rose chia sẻ trên Aboluowang rằng, có 5 điều người không biết lập kế hoạch quản lý tiền bạc thường thể hiện. Nhận biết điều này rất dễ dàng chỉ qua 5 điều sau.
1. Người luôn nghĩ sẽ mua một chiếc xe hoặc đồ đạc mới tinh
Bạn không nên suy nghĩ mình phải mua một chiếc ô tô hoàn toàn mới. Người biết quản lý tài chính của mình sẽ suy nghĩ rằng: “Tôi cần mua một phương tiện di chuyển chất lượng, an toàn”. Một phương tiện di chuyển đáng tin cậy không phải là một chiếc xe hơi mới. Bởi có rất nhiều loại xe cũ cũng rất chất lượng được rao bán.
“Một lần tôi có khách hàng gọi điện và nói rằng anh ta cần rút tiền từ tài khoản hưu trí của mình để mua một chiếc xe hoàn toàn mới. Sau đó, anh ta nói rằng có thể hoàn lại tiền từ các nguồn khác để vào quỹ hưu trí. Tôi không đánh giá cao điều này, anh ta có thể dùng số tiền đó để tiết kiệm thay vì lãng phí mua một chiếc xe mới. Ngoài ra, anh ta cũng không suy nghĩ rằng khi lái xe rời khỏi kho, chiếc xe đó đã ngay lập tức mất giá. Vì vậy, tại sao không mua một chiếc xe cũ, thậm chí là một chiếc xe cũ từ người chủ mới mua cách đây không lâu để tiết kiệm được nhiều chi phí?”, Jeff Rose cho biết.
Suy nghĩ phải mua được đồ mới này đã ăn sâu vào ý thức của nhiều người. Hãy suy nghĩ, bạn sẽ tiết kiệm được bao nhiêu tiền nếu thay đổi lối suy nghĩ này. Bạn cần phải sống thực tế để xử lý các chi phí của cuộc sống.
Chuyên gia tài chính chỉ 5 cách nhận biết đâu là người không biết lập kế hoạch quản lý tiền bạc - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

2. Tự tin tôi có đủ tiền nghỉ hưu
Muốn nghỉ hưu sớm cần chuẩn bị tài chính kỹ càng vì bạn cần duy trì cuộc sống của mình mà không có thu nhập. Sự khó nhất là bạn không xác định được chính xác mình sẽ cần chuẩn bị bao nhiêu tiền mới có thể nghỉ hưu được. Có nhiều yếu tố có thể được sử dụng để xác định số tiền bạn cần chuẩn bị để có một cuộc sống khi nghỉ hưu thật sự thoải mái.
Ngoài ra, giá trị của đồng tiền cũng sẽ thay đổi theo thời gian. Cách tốt nhất là bạn nên dùng số tiền tiết kiệm cho việc nghỉ hưu của mình để đầu tư. “Tôi thường khuyên khách hàng của mình đầu tư vào những thứ họ cho rằng có thể. Chia nhỏ tiền và đầu tư càng nhiều nơi càng tốt. Tôi không khuyên họ từ bỏ mục tiêu tài chính quan trọng khác. Nhưng họ cần hiểu rõ điều gì sẽ giúp tương lai của họ an toàn”, Jeff Rose chia sẻ.
Chuyên gia tài chính chỉ 5 cách nhận biết đâu là người không biết lập kế hoạch quản lý tiền bạc - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

3. Chỉ cần có bảo hiểm của công ty là đủ
Nếu bạn tự nhủ rằng với mức lương của mình, công ty đã đóng mức bảo hiểm nhân thọ đủ cho bạn thì hãy nghĩ lại. “Một người bạn của tôi từng nói rằng anh ấy có một khoản bảo hiểm nhân thọ trị giá 10.000 đô la (230 triệu) từ công ty và anh ấy cho rằng nếu anh ấy chết, số tiền này (bảo hiểm nhân thọ) sẽ đủ để chôn cất. Điều này có thể đúng, nhưng tôi vẫn nghĩ rằng trong trường hợp này nếu có bảo hiểm phù hợp nó còn có thể giúp đỡ gia đình anh ấy nữa. Ví dụ như vợ con của anh ấy chẳng hạn.
Đừng thờ ơ với việc mua bảo hiểm nhân thọ. Gia đình bạn không nên dựa dẫm vào nó nhưng nếu có sẽ tốt hơn. Mặc dù một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ giá trị lớn có vẻ ngoài tầm với về mặt tài chính, nhưng việc mua bảo hiểm nhân thọ ít tiền trong dài hạn cũng là một gợi ý không tồi“.
Chuyên gia tài chính chỉ 5 cách nhận biết đâu là người không biết lập kế hoạch quản lý tiền bạc - Ảnh 4.

Ảnh minh họa.

4. Luôn nghĩ rằng điểm tín dụng của mình rất tốt
Lần cuối cùng bạn xác nhận điểm tín dụng của mình là khi nào? Điểm tín dụng ảnh hưởng đến các yếu tố khác nhau trong cuộc sống tài chính bao gồm khả năng được thế chấp, vay tiền, giảm tiền mua bảo hiểm và thậm chí cả lãi suất mua nhà,…
Tôi nhớ một thực tập sinh của tôi, cha mẹ anh ấy đã dạy không bao giờ được cầm thẻ tín dụng vì lo rằng sẽ nợ nần chồng chất. Thật không may, đó là lời khuyên tồi. Chỉ cần bạn kiểm tra điểm tín dụng để nó không quá thấp hoặc thực hiện một số biện pháp để cải thiện là được”.
Chuyên gia tài chính chỉ 5 cách nhận biết đâu là người không biết lập kế hoạch quản lý tiền bạc - Ảnh 5.

Ảnh minh họa.

5. Cho rằng không cần quỹ khẩn cấp
Nếu bạn là người sống bằng khoản lương hàng tháng thường không thể chi trả cho những tình huống khẩn cấp. Bạn còn thường phải vay tiền mỗi khi có việc khẩn cấp sẽ thấy điều đó khó khăn như thế nào. Nếu bạn không có quỹ khẩn cấp thì cần bắt đầu thành lập càng sớm càng tốt.
Bạn có thể bắt đầu với cách trích một phần trong khoản tiền lương của mình và thực hiện nó một cách nghiêm ngặt. Chú ý đến cách bạn tiêu tiền và cắt giảm các chi phí định kỳ. Làm những gì sẽ giúp bạn có thể tiết kiệm để có tiền để vào quỹ khẩn cấp.
Chuyên gia tài chính chỉ 5 cách nhận biết đâu là người không biết lập kế hoạch quản lý tiền bạc - Ảnh 6.

Ảnh minh họa.

Theo aboluowang