Những điều cần biết về bệnh nấm miệng

Nấm miệng là một trong những bệnh rất nhiều người mắc phải nhưng thực tế rất nhiều người vẫn còn mơ hồ và không biết nấm miệng là gì?
1. Bệnh nấm miệng là gì?
Trước thắc mắc bệnh nấm miệng là gì các bác sĩ đã giải đáp như sau: Bệnh nấm miệng hay còn gọi là đẹn miệng (Oral Thrush).
Đây là tình trạng nấm Candida albicans tích tụ lại trên lớp lót miệng. Thực chất nấm Candida là một sinh vật có trong miệng người nếu phát triển quá mức có thể gây nên những triệu chứng bất thường.
Nhiều người có chung thắc mắc nấm miệng là gì là bởi bất cứ ai cũng có thể bị nấm miệng, tuy nhiên bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ và người già, bởi những đối tượng này có hệ miễn dịch yếu. Ngoài ra, bệnh cũng xuất hiện ở những người bị suy giảm hệ miễn dịch hoặc bị mắc một bệnh lý nào đó hay người đang phải dùng thuốc để điều trị bệnh.
Bệnh nấm miệng hay còn gọi là đẹn miệng (Oral Thrush) – Ảnh: Internet.
Nếu bạn khỏe mạnh thì nấm miệng không đáng lo ngại nhưng nếu bạn có hệ miễn dịch yếu thì những triệu chứng của bệnh sẽ diễn biến phức tạp và khó kiểm soát hơn.
2. Dấu hiệu của bệnh nấm miệng
Với mỗi đối tượng, bệnh nấm miệng sẽ có những dấu hiệu và triệu chứng khác nhau. Cụ thể:
– Với trẻ nhỏ và người lớn: xuất hiện kem màu trắng trên lưỡi, mặt trong má, vòm họng, nướu, amidan; các tổn thương nhô lên và nhẹ như phô mai; đỏ, rát, đau, khó ăn, khó nuốt; nứt, đỏ ở góc miệng; cảm giác như đang ngậm bông gòn trong miệng; mất vị giác; đỏ, kích thích và đau dưới răng giả.
Có một số trường hợp đặc biệt có liên quan đến ung thư hay suy giảm hệ miễn dịch do mắc bệnh HIV/AIDS, các tổn thương có thể lan xuống dưới thực quản, khi đó bạn sẽ cảm thấy khó nuốt, đau và cảm thấy bị nghẹn ở cổ.
Ảnh 3. Bất cứ ai cũng có thể bị nấm miệng – Ảnh: Internet.
– Với trẻ nhỏ và trẻ bú mẹ: xuất hiện những mảng bám trong miệng, thói quen ăn và bú bị thay đổi, khi bú hay quấy khóc, bệnh có thể lây sang mẹ khi trẻ bú và cũng có thể truyền ngược lại từ ngực mẹ vào miệng trẻ. Nếu mẹ bầu bị nhiễm nấm Candida ở ngực sẽ bị đỏ bất thường, nhạy cảm, nứt hoặc đỏ núm vú; bóng da bất thường ở quầng vú, đau khi chăm sóc vú, đau núm vú khi trẻ bú, đau nhói sâu trong ngực.
3. Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Nếu bạn hoặc con bạn xuất hiện những tổn thương trắng trong miệng hãy đến gặp các bác sĩ, nha sĩ ngay. Nấm miệng cũng có thể xuất hiện ở trẻ lớn, thanh thiếu niên hay những người lớn khỏe mạnh.
Nấm miệng nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ lâu lành, xuất hiện nhiều đốm trắng. Do đó bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám, xác định nguyên nhân và tìm ra hướng điều trị kịp thời.
4. Nguyên nhân gây nấm miệng
Bệnh nấm miệng rất dễ nhận ra nhưng lại không phải ai cũng biết nguyên nhân gây nấm miệng là gì. Bình thường, hệ miễn dịch của con người sẽ làm việc để đẩy lùi sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn, nấm, đồng thời duy trì sự cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và có hại trên cơ thể. Tuy nhiên không phải lúc nào hệ miễn dịch cũng làm tốt công việc của mình, khi hệ miễn dịch yếu đi sẽ làm tăng số lượng nấm candida và gây nên nấm miệng.
Loại nấm Candida thường gặp nhất là Candida Albicans, bên cạnh đó một số yếu tố như suy giảm hệ miễn dịch cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nấm miệng. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh nấm miệng có thể kể đến:
– Hệ miễn dịch yếu: bệnh chủ yếu xuất hiện ở trẻ nhỏ và người già. Bởi đây là những người có hệ miễn dịch yếu. Bên cạnh đó những người bị bệnh HIV, ung thư hay đang thực hiện điều trị ung thư, ghép tạng có thể làm hệ miễn dịch bị suy yếu.
Ảnh 4.
Đến gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện những biểu hiện bất thường trong răng miệng – Ảnh: Internet.
– Với những người bị bệnh tiểu đường mà không được chữa trị kịp thời thì tuyến nước bọt có thể chứa một lượng đường lớn và làm gia tăng sự phát triển của nấm Candida
– Nhiễm nấm âm đạo cũng có thể gây nấm miệng và bạn có thể lây bệnh sang cho con của mình.
– Thuốc: việc dùng thuốc điều trị bệnh, thuốc kháng sinh có thể phá hủy sự cân bằng tự nhiên của các sinh vật có trên cơ thể là làm tăng khả năng mắc bệnh nấm miệng.
– Các vấn đề răng miệng khác như mang răng giả, nhất là răng giả hàm trên hoặc người thường xuyên bị khô miệng cũng có thể làm tăng nguy cơ bị nấm miệng.
5. Tác hại và biến chứng bệnh nấm miệng
Bệnh nấm miệng khá nguy hiểm và có thể gây tổn thương cho lưỡi, bên trong má hay vòm họng và người bệnh sẽ gặp khó khăn khi ăn uống hoặc nói.
Nấm miệng là bệnh chung của tất cả mọi người nhưng với những người bị suy giảm hệ miễn dịch do điều trị một số bệnh ung thư hay HIV/AIDS, những người có hệ miễn dịch yếu thì bệnh nấm miệng cũng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
Bị nấm miệng nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm Candida hệ thống rất nghiêm trọng và trong trường hợp người bệnh có hệ miễn dịch yếu, nấm miệng có thể lan đến thực quản và những bộ phận khác trên cơ thể.
Ảnh 5.
Có thể dùng thuốc để điều trị nấm miệng – Ảnh: Internet.
6. Phương pháp điều trị bệnh nấm miệng
Chính những tác hại của bệnh lý này khiến rất nhiều người quan tâm đến phương pháp điều trị bệnh nấm miệng là gì. Và để điều trị bệnh, cần phải thực hiện như sau:
6.1. Chuẩn bị trước khi khám
Nếu phát hiện có những biểu hiện bất thường bạn có thể đến khám bởi những bác sĩ nha khoa. Khi đến gặp các bác sĩ có thể hỏi bạn một số câu hỏi như:
– Triệu chứng bệnh xuất hiện khi nào?
– Bạn có dùng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng không?
– Bạn có mắc bệnh hen suyễn không?
– Bạn có sử dụng steroid dạng hít không?
– Bạn có mắc bệnh mạn tính nào không?
– Bạn có gặp triệu chứng bất thường nào mới không?
Bạn cần cung cấp tất cả những thông tin mình biết để việc chẩn đoán và điều trị bệnh đạt kết quả tốt hơn.
6.2. Chẩn đoán bệnh
Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh dựa vào vùng bệnh và nguyên nhân gây bệnh.
Nếu nấm chỉ xuất hiện trong miệng: Các bác sĩ sẽ tiến hành khám miệng để nhìn các tổn thương, lấy một ít tổn thương và quan sát dưới kính hiển vi. Trong trường hợp cần thiết sẽ yêu cầu bạn khám sức khỏe tổng quát, làm xét nghiệm máu để lấy cơ sở chẩn đoán bệnh.
Nếu nấm xuất hiện ở cả thực quản các bác sĩ sẽ phải tiến hành sinh thiết bằng cách lấy một mẫu mô và nuôi cấy trong môi trường đặc biệt để xác định chủng vi khuẩn hay loại nấm nào gây nên bệnh nấm miệng.
Ngoài ra bác sĩ có thể tiến hành nội soi bằng các dùng một ống mềm có camera kèm đèn để kiểm tra thực quản, dạ dày và phần trên của ruột non. Trong trường hợp cần thiết bạn sẽ được yêu cầu khám tổng quát để kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm máu để xác định đâu là nguyên nhân gây bệnh.
Ảnh 6.Vệ sinh răng miệng đúng cách để phòng bệnh – Ảnh: Internet.
6.3. Cách điều trị nấm miệng
Điều trị nấm miệng là để ngăn chặn sự lây lan của nấm. Việc điều trị bệnh sẽ phụ thuộc vào độ tuổi, sức khỏe và nguyên nhân gây bệnh.
Với người lớn và trẻ lớn khỏe mạnh các bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc kháng nấm, có thể là viên ngậm, viên uống hay dung dịch súc miệng và uống vào luôn. Nếu dùng thuốc điều trị tại chỗ không mang lại hiệu quả các bác sĩ sẽ cho sử dụng thuốc có tác dụng toàn thân.
Với trẻ nhỏ và phụ nữ đang cho con bú: để tránh lây lan từ mẹ sang con và ngược lại các bác sĩ sẽ cho em bé uống thuốc kháng nấm nhẹ và mẹ sẽ dùng kem kháng nấm để thoa lên ngực.
Nếu người lớn bị suy giảm miễn dịch các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng nấm
Trong khi điều trị nên thay đổi thói quen vệ sinh răng miệng và không dùng sterois đường hít. Vì như vậy nấm miệng có thể tái phát.
7. Nên ăn gì và không nên ăn gì khi bị nấm miệng?
7.1. Bị nấm miệng nên ăn gì?
Nhiều người sẽ thắc mắc bị nấm miệng nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh hoặc hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng đau, rát, khó nuốt. Dưới đây là một số thực phẩm bạn có thể tham khảo:
– Sữa chua. Tuy không có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn nấm Candida nhưng sữa chua lại cung cấp cho cơ thể một lượng lợi khuẩn dồi dào và từ đó giúp thiết lập trạng thái vi sinh trong miệng. Tốt nhất hãy chọn sữa chua không đường.
– Thực phẩm giàu vitamin C giúp tiêu diệt một số loại khuẩn nấm và nâng cao hệ miễn dịch. Bạn có thể ăn ổi, cam, nước canh, rau ngót,… Lưu ý, với nước chanh thì không nên uống ở dạng đặc vì sẽ khiến các vết thương trong khoang miệng bị xót và khó lành hơn.
7.2. Bị nấm miệng không nên ăn gì?
Về nguyên tắc thì nấm miệng khiến hệ vi sinh trong khoang miệng bị mất cân bằng. Vì thế mà việc nấm miệng không nên ăn một số nhóm thực phẩm sẽ giúp ích cho việc điều trị được tiến triển tốt hơn.
– Hạn chế đường, tinh bột vì sẽ khiến nấm Candida có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển
– Hải sản có thể gây dị ứng và tăng cảm giác ngứa ngáy, nóng rát do nấm gây nên
– Thực phẩm cay nóng sẽ khiến tình trạng tổn thương và lở loét trở nên nghiêm trọng hơn. Đồng thời khiến chức năng gan suy giảm ảnh hưởng tới khả năng loại bỏ độc tố
– Thực phẩm dầu mỡ, nhiều chất béo nếu tiêu thụ nhiều sẽ kích thích sự phát triển của nấm Candida
– Rượu bia và các chất kích thích sẽ gây ra sự mất cân bằng vi sinh trong khoang miệng.
8. Biện pháp phòng ngừa nấm miệng
Để hạn chế bị nấm miệng, tốt nhất mọi người nên chủ động phòng bệnh bằng cách:
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ nhất là sau khi ăn, sau khi uống thuốc, trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy.
Đánh răng 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa để làm sạch sẽ răng
Kiểm tra và vệ sinh sạch sẽ răng giả hàng ngày
Khám nha sĩ thường xuyên để biết được tình hình sức khỏe răng miệng và có hướng xử lý bệnh kịp thời.
Hạn chế ăn đường, duy trì mức đường huyết trong cơ thể, tiến hành điều trị bệnh khô miệng và nấm sinh dục càng sớm càng tốt.
Trên đây là những thông tin liên quan tới nấm miệng là gì. Nếu phát hiện những biểu hiện bất thường cần nhanh chóng tới cơ quan y tế để được thăm khám kịp thời.
TH