Những hiểm họa khôn lường từ đôi giày cao gót mà bạn gái nên biết
Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
Giày cao gót đặc biệt nguy hiểm cho những người bị phù mắt cá chân, bởi vì máu lưu thông ở bàn chân bị cản trở. Không chỉ vậy, khi bạn mang giày cao và mỏng có thể làm rối loạn chu kì kinh nguyệt, mãn kinh sớm, hình thành các u nang và xuất hiện chứng huyết khối là mối đe dọa sẩy thai.
Tăng nguy cơ bị lãnh cảm
Một tác hại khác của việc đi giày cao gót mà không phải chị em nào cũng biết đó là làm tăng nguy cơ lãnh cảm. Nguyên nhân là do khi đi giày cao gót nhiều có thể gây nên những ảnh hưởng xấu đến khung xương chậu, chi phối hoạt động của hệ thống niệu sinh dục, dẫn đến việc có thể bị lãnh cảm vì máu lưu thông không đều đến khu vực này.
Gây tổn thương cổ chân và gót chân
Các loại giày cao gót dù gót nhọn hay gót bằng đều gây áp lực lên xương bánh chè cao hơn 30% so với giày đế thấp. Mang giày cao gót nhiều có thể khiến vị trí khớp thứ hai bị ảnh hưởng lớn, đó là khớp cổ chân và gót chân. Trọng lượng cơ thể bị dồn xuống mũi chân, khớp cổ chân khi ở tư thế gập quá lâu sẽ khiến chân bị đau nhức.
Ngoài ra, do sự thăng bằng giảm nên người mang giày cao gót dễ bị ngã, chấn thương cổ chân hoặc gãy xương.
Đau lưng
Việc mang giày cao gót gây hại lên phần cột sống và lưng. Khi sử dụng giày cao gót, các cơ bắp ở chân, lưng và cột sống đều phải hoạt động hết công suất để nâng đỡ trọng lượng cơ thể. Đó là lý do vì sao phái nữ thường bị các căn bệnh như đau, vẹo và thoái hóa cột sống.
Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
Khi chị em phụ nữ đi giày cao gót quá lâu hoặc quá cao, hoạt động của bàn chân và các cơ phía sau cẳng chân rất ít hoạt động nên máu khó khăn trở về tim. Như vậy, lâu ngày có thể gây ra giãn tĩnh mạch nông.
Thông thường bệnh suy giãn tĩnh mạch chân tiến triển qua nhiều giai đoạn nên nhiều người mắc bệnh thường chủ quan. Nếu bị nhẹ, bạn chỉ thấy dấu hiệu đau, nặng chân, mỏi chân, phù nhẹ khi đứng lâu, ngồi lâu, chuột rút vào buổi tối. Nhưng nếu để nặng ở giai đoạn cuối, bệnh có thể gây viêm sưng rất khó đi lại, đôi khi còn dẫn tới tình trạng loét chân, cắt cụt chi.
Bàn chân dị tật
Khi mang giày cao gót thường xuyên buộc các ngón chân phải ép vào khuôn khổ cứng nhắc, ngón chân luôn bị trượt về phía trước. Điều này có thể khiến chân bị biến dạng, những nốt chai xù xì sẽ xuất hiện, các đốt ngón chân sẽ bị cụp vào gây đau đớn. Ngoài ra, thường xuyên đi giày cao gót dạng bít kín mũi 8 tiếng/ngày có thể làm cho móng chân mọc ngược vào trong, hoặc bị nấm móng.
Làm thế nào để đi giày cao gót an toàn?
Dù có thể không phải là đôi giày dễ chịu nhất trong tủ đồ, cũng không phải là đôi giày an toàn và thuận tiện nhất, nhưng đã là phụ nữ, việc có và cần phải có giày cao gót là điều không thể khác được. Làm thế nào để đi giày cao gót an toàn, hạn chế tối đa những tác hại của giày cao gót gây ra?
– Lựa chọn đôi giày có chất liệu tốt, êm chân, thoáng khí và tính năng co giãn tốt.
– Không nên chọn đôi giày cao gót có phần mũi giày quá nhọn và đế giày quá dốc.
– Nên sử dụng giày cao gót có quai hậu để giảm thiểu trọng lượng dồn về phía trước. Không nên đi giày cao gót xỏ ngón.
– Tận dụng thời gian ngồi tại chỗ thể dục các đầu ngón chân, kết hợp với dùng kem massage xoa đều khắp các ngón chân giúp phục hồi. Dùng kem vaseline để làm mềm da.
– Thường xuyên tập thể dục cho các ngón chân bằng cách: dùng ngón chân nhặt bút chì. Bài tập này không những làm tăng lượng máu lưu thông mà còn giúp ngón chân trở nên linh hoạt hơn.
Nhìn chung, giày cao gót luôn tôn lên nét thanh lịch, lịch lãm của người phụ nữ nhưng nó cũng mang lại nhiều bất lợi cho sức khỏe. Hãy giải phóng cho đôi chân của mình bằng việc hạn chế đi giày cao gót quá lâu, để đảm bảo sức khỏe nhé!