Sai lầm phổ biến khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm các mẹ hay mắc khiến con biếng ăn

Ăn dặm là giai đoạn vô cùng quan trọng trong hành trình nuôi con. Nhiều mẹ đã gặp khó khăn trong giai đoạn này mà không biết do mình đã mắc những sai lầm căn bản.

Bà Nguyễn Thị Miện (người sáng lập khóa học Ăn dặm là chuyện nhỏ) cho biết: “Nhiều mẹ gặp khó khăn và cần tư vấn về cách cho con ăn dặm như thế nào để con vui vẻ tiếp nhận thức ăn và đạt kết quả về cân nặng. Có nhiều câu hỏi của các mẹ như: Vì sao bé không chịu ăn? Vì sao con từ chối những món mà mẹ thấy các bé khác ăn rất ngon miệng?…Trong hành trình tư vấn cho các mẹ, tôi thấy nguyên nhân khiến cho giai đoạn ăn dặm của bé vất vả bởi các mẹ đã mắc phải những sai lầm cơ bản”.

Sai lầm số 1: CHO ĂN SỚM QUÁ

Vào giai đoạn 3-4 tháng bé chảy dãi rất nhiều và rất hứng thú khi nhìn thấy đồ ăn. Có rất nhiều ông bà bố mẹ khi thấy con có dấu hiệu này thì vội vã cho con ăn dặm ngay.

Tuy nhiên phương pháp ăn dặm kiểu Nhật khuyến khích tháng tuổi sớm nhất có thể bắt đầu cho bé ăn dặm là khi bé tròn 5 tháng trở đi. Lý do ở tháng tuổi này hệ tiêu hóa bài tiết hấp thụ của bé mới có đủ năng lực và sẵn sàng để xử lý thức ăn dặm.

Nếu cho ăn dặm sớm quá khi hệ tiêu hóa bài tiết hấp thụ chưa đủ năng lực sẽ vô tình tạo áp lực. Ăn sớm quá có thể làm giảm tổng lượng sữa bé uống trên ngày gây tình trạng chậm tăng cân.

Sai lầm số 2 : CHO ĂN NHIỀU

Đây cũng là sai lầm mà rất nhiều bố mẹ mắc phải. Khi trẻ có hứng thú ăn dặm và được giới thiệu thức ăn dặm sẽ có nhiều bé rất thích thú và có xu hướng rất thích ăn và ăn rất nhiều, thậm chí có những bé có xu hướng giảm bú hẳn và ăn nhiều hơn.

4 sai lầm phổ biến khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm các mẹ hay mắc khiến con biếng ăn - 2

Tuy nhiên ở nhiều khía cạnh ăn nhiều không hề tốt cho bé. Ở giai đoạn đầu đặc biệt giai đoạn bé 5-8 tháng là giai đoạn giúp cho hệ tiêu hóa còn non nớt của bé làm quen dần dần với việc tiêu hóa thức ăn và xử lý độ thô còn dinh dưỡng vẫn còn lấy chính từ sữa.

Có những trường hợp bố mẹ sốt ruột muốn con tăng cân nhanh nên đã cố gắng ép trẻ ăn bột, cháo nhiều hơn khả năng của bé khiến trẻ không hợp tác, thậm chí khiến trẻ sợ mỗi khi đến bữa ăn.

Nếu bé ăn thức ăn dặm quá nhiều dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa như táo bón hay tiêu chảy, lượng sữa nạp vào cơ thể sẽ bị giảm dẫn đến tình trạng dễ thiếu chất dinh dưỡng và cân nặng có thể tăng kém thậm chí sẽ có những bé sẽ chững cân vài tháng sau khi bắt đầu ăn dặm do hàng ngày bé ăn lượng quá nhiều.

4 sai lầm phổ biến khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm các mẹ hay mắc khiến con biếng ăn - 3

Sai lầm số 3: NÊM GIA VỊ QUÁ SỚM

Theo như hướng dẫn trong ăn dặm kiểu Nhật, với giai đoạn đầu từ 5-8 tháng đồ ăn dặm không cần nêm gia vị lượng muối có sẵn trong thực phẩm và sữa đã đủ cung cấp cho nhu cầu của cơ thể bé.

Giai đoạn 9 tháng trở đi mẹ có thể nêm hoặc không nêm, trường hợp mẹ nêm gia vị sẽ nêm rất ít ví dụ 1-2 giọt shoyu hay 1 -2 hạt muối ( loại muối tinh nhỏ )/1 bữa ăn hoặc dùng những gia vị dành riêng cho bé.

Sau một tuổi mẹ có thể nêm gia vị và nêm ở mức thật nhạt thôi, mức độ nhạt bằng 1/4~1/3 mức độ của người lớn bình thường. Nêm gia vị sớm quá có thể ảnh hưởng tới thận của bé và hình thành thói ăn mặn khi bé lớn lên vì bé đã ăn mặn rồi thì lớn lên sẽ phải tăng dần độ mặn chứ không thể ăn nhạt hơn được.

4 sai lầm phổ biến khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm các mẹ hay mắc khiến con biếng ăn - 4

 Sai lầm số 4: GIỚI THIỆU THỰC PHẨM KHÔNG THEO THỨ TỰ

Trong ăn dặm kiểu Nhật sẽ có bảng thực phẩm ăn dặm được theo tháng. Bảng ăn dặm này được đưa ra dựa trên các yếu tố như khả năng dị ứng, độ cứng hay mềm , khả năng tiêu hóa hấp thụ thực phẩm đó.

Nguyên tắc giới thiệu thực phẩm là giới thiệu từ dễ tiêu hóa tới khó tiêu hóa. Từ thực phẩm có hàm lượng chất béo và đạm thấp/100g tới hàm lượng cao. Thực phẩm nhiều chất béo hay chất dinh dưỡng hay khó tiêu sẽ được giới thiệu ở các tháng tuổi lớn hơn. Nếu ở giai đoạn đầu khi ăn dặm bố mẹ giới thiệu thực phẩm nhiều đạm như thịt lợn thịt bò tôm cua sẽ rất dễ gây dị ứng thậm chí rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy sau khi ăn.

4 sai lầm phổ biến khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm các mẹ hay mắc khiến con biếng ăn - 5

Nguyên tắc này nhằm đảm bảo cho hệ tiêu hóa của bé có thể làm quen từ từ với thực phẩm , nâng cao dần năng lực tiêu hóa và nuôi dưỡng hệ tiêu hóa khỏe mạnh cho bé.

Theo chuyên gia ăn dặm Nguyễn Thị Miện, để chuẩn bị cho con bước vào giai đoạn ăn dặm vui vẻ, hiệu quả, các mẹ hãy nghiên cứu, tham khảo, thậm chí nếu có thể hãy nhờ sự tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng, các chuyên gia ăn dặm để có những kiến thức, kinh nghiệm, tránh mắc phải những sai lầm cơ bản như trên.

Chuyên gia tư vấn Nguyễn Thị Miện – người sáng lập khóa học Ăn dặm là chuyện nhỏ đã có 7 năm đồng hành, tư vấn cho rất nhiều bố mẹ trong giai đoạn ăn dặm của con để giúp bé có những bữa ăn dặm ngon miệng, vui vẻ.

Chị Miện sinh sống, làm việc tại Nhật Bản 12 năm, tốt nghiệp ĐH Châu Á Thái Bình Dương Ritsumeikan. Năm 2013, chị sinh em bé đầu tiên và sau đó bắt đầu quá trình tìm hiểu về ăn dặm và nuôi con.

Ở Nhật Bản, các mẹ có con trong độ tuổi ăn đều được tiếp cận kiến thức ăn dặm đúng đắn nên các mẹ ít bị hoang mang hay làm sai. Chị đã theo học nhiều khóa dạy về ăn dặm và nuôi con để tích lũy kiến thức, kinh nghiệm.

Với mong muốn mang kiến thức về ăn dặm cũng như mô hình tư vấn ăn dặm của Nhật về Việt Nam, năm 2018 chị quyết định về Việt Nam đồng hành, cung cấp kiến thức ăn dặm, tư vấn cho các mẹ.

Trong quá trình về Việt Nam tư vấn, chị Miện vẫn thường xuyên bay sang Nhật Bản để update và học các kiến thức về ăn dặm để tư vấn cho các mẹ được chính xác và hiệu quả hơn.

 Hải Yến