Trẻ chậm nói: Nguyên nhân từ việc cha mẹ thờ ơ trước việc tương tác cùng con

140
Các chuyên gia phát triển ngôn ngữ hàng đầu trẻ em tại Mỹ cho rằng việc cha mẹ thờ ơ, thiếu tương tác với con chính là nguyên nhân khiến con chậm nói và kém phát triển.

Sai lầm của bố mẹ đến từ “Tôi tưởng”

Sai lầm lớn nhất của bố mẹ trong việc thiếu tương tác với con chính là “Tôi tưởng”: “Tôi tưởng con ít nói vì mọi người thường bảo quý nhân thường kiệm lời, con vẫn nghe và hiểu được ý của tôi”, “Tôi tưởng con nói ngọng là do thắng lưỡi quá ngắn”, “Tôi tưởng xem các chương trình trên tivi, Ipad và điện thoại sẽ giúp được con…”. Đây là một trong số ít những chia sẻ của các bậc cha mẹ khi tìm đến Trung tâm Bethel Hearing và Speaking Training (gọi tắt là Bethel) – một tổ chức đào tạo khoa học và lâm sàng của các nhóm chuyên gia quốc tế chuyên nghiệp về bệnh lý học ngôn ngữ, thính lực học, tâm lý ngôn ngữ học, nhi khoa học, y học hồi phục, gia đình xã hội học… khi con gặp vấn đề về ngôn ngữ và trí tuệ.

Suốt 30 năm, trong quá trình trao đổi và gặp gỡ với các cha mẹ, những chuyên gia phát triển ngôn ngữ hàng đầu trẻ em cho rằng việc cha mẹ thờ ơ, thiếu tương tác với con chính là nguyên nhân khiến con chậm nói và kém phát triển. 

Trong đó, những sai lầm phổ biến nhất là: Nhầm tưởng con chậm nói; con nói ngọng là do liên quan đến cấu tạo lưỡi, cơ miệng có vấn đề…; nghĩ rằng cho con xem tivi, điện thoại, Ipad sẽ giúp con phát triển ngôn ngữ, và rằng chỉ cần con uống thuốc, điều trị với chuyên gia là khỏi… Luẩn quẩn trong những sai lầm trên, nhiều cha mẹ quên mất rằng giao tiếp với con mới chính là “liều thuốc” tốt nhất.

Giao tiếp với con chính là “liều thuốc” hữu hiệu nhất trong việc dạy trẻ tập nói

Ngôn ngữ là công cụ chủ yếu chúng ta dựa vào đó để trao đổi và học tập kiến thức. Đối với nhiều đứa trẻ mà nói, việc học được ngôn ngữ rất dễ dàng, thuận theo từng bước. Khi cha mẹ vui mừng vì con gọi tiếng “bố”, mẹ” thường quên mất rằng thực ra trẻ phải mất cả năm mới học được cách nói chữ đầu tiên.

Thực ra con học được ngôn ngữ giống như chuyện phá vỡ một ngọn núi băng, chúng cần “âm thầm” tích lũy rất nhiều kỹ năng trao đổi và kỹ năng mang tính chuẩn bị trước khi cất tiếng nói. Nếu bạn muốn giúp con phát triển ngôn ngữ, vậy thì trước tiên bạn phải hiểu giai đoạn hình thành của ngôn ngữ và trao đổi của con mình, sau đó giống như xây dựng khung thang để giúp con từng bước, từng bước trèo lên pháo đài ngôn ngữ này. Ngôn ngữ không phải do “ép” mà ra, mà do cha mẹ nhẫn nại hướng dẫn con mình dựa trên nguyên tắc hình thành ngôn ngữ của trẻ.

Hiểu đúng để không đi đường vòng

Trong cuốn sách Dạy con học nói sớm được liên kết xuất bản bởi NXB Phụ nữ Việt Nam và PingBooks, các chuyên gia hàng đầu của Bethel chỉ ra rằng, quá trình hình thành ngôn ngữ và tư duy của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào cách mà bố mẹ giao tiếp với con. Nếu như bố mẹ không giao tiếp hoặc phát ra tín hiệu không phù hợp với trẻ thì việc con khó tiếp thu là điều hiển nhiên. 

Để làm được điều này, bố mẹ cần phải trở thành bạn chơi của con để có cách giao tiếp, tương tác phù hợp với con trong từng giai đoạn, trong đó quan trọng nhất là 3 năm đầu đời.

Trẻ chậm nói: Cha mẹ có đang thờ ơ trước việc tương tác cùng con? - Ảnh 2.

Cuốn sách “Dạy con học nói sớm” được liên kết xuất bản bởi NXB Phụ nữ Việt Nam và PingBooks

Tổng kết về các kiểu bố mẹ trong giao tiếp thì có bố mẹ kiểu bảo mẫu, lúc nào cũng chỉ muốn con làm theo ý mình. Họ luôn miệng không ngớt, chỉ biết nói nhưng không biết con có thực sự lắng nghe không?

Kiểu cha mẹ giáo viên luôn cảm thấy con chơi đùa tùy ý “không có ý nghĩa gì hết”, do vậy họ thường tranh thủ những cơ hội tương tác để “dạy” con “kiến thức”. Cha mẹ kiểu giáo viên luôn nắm vai trò chỉ huy. Họ luôn cho trẻ cơ hội trả lời nhưng trẻ lại chỉ có thể trả lời theo cách cha mẹ muốn.

Kiểu cha mẹ tương tác chính là những người bạn chơi cùng con tốt nhất. Con trẻ luôn thích chơi với họ. Quá trình tương tác giữa hai bên chính là mẹ nói con nghe, mẹ nói con làm, hoặc con “nói” mẹ nghe, con “nói” mẹ làm. Cha mẹ kiểu này biết dùng cách chơi của con để biến mình thành bạn chơi của con, sau đó kèm thêm những ngôn ngữ phù hợp với sở thích của trẻ trong quá trình giao lưu. Họ luôn chơi đùa vui vẻ với con, chứ không phải đang “dạy dỗ”, nhưng trẻ lại học được nhiều ngôn ngữ và tri thức từ đó.

Cùng với việc giúp cho bố mẹ nhận thức đúng đắn về quá trình phát triển ngôn ngữ, tư duy của trẻ, cuốn sách Dạy con học nói sớm cũng đưa ra rất nhiều các hoạt động để giúp bố mẹ “gỡ bí” khi phải nghĩ chơi cùng con như thế nào, giao tiếp với con ra làm sao… Tương ứng với mỗi một độ tuổi, sẽ có những hướng dẫn hoạt động thích hợp dành cho các bậc phụ huynh.

Chơi với con là cả một quá trình, chỉ cần mỗi ngày cha mẹ bỏ ra 15 – 30 phút để chơi và giao tiếp cùng con là bố mẹ đang giúp con phát triển ngôn ngữ, cũng như hiểu con của mình đang cần gì và muốn gì.  

Thùy Dương/TH