Viêm họng ở trẻ em và cách điều trị, phòng ngừa
Bệnh viêm họng ở trẻ tuy không gây ra nhiều nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị kịp thời, dứt điểm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như quá trình phát triển của trẻ.
Viêm họng là một trong những bệnh phổ biến nhất ở trẻ, thường xuất hiện quanh năm nhưng vẫn khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Do đó, phụ huynh cần nắm được những thông tin cần thiết về bệnh như viêm họng ở trẻ là gì, nguyên nhân, triệu chứng, điều trị, phòng ngừa để luôn sẵn sàng giúp con nhanh chóng vượt qua bệnh viêm họng và không bị ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
1. Viêm họng ở trẻ em là gì?
Viêm họng là tình trạng viêm nhiễm ở phía trong cổ họng, khiến cho họng bị đau, đỏ hoặc sưng một cách nhanh chóng. Đây là bệnh lý đường hô hấp phổ biến ở trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh do sức đề kháng của các bé còn yếu nên dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, nấm.
Bệnh viêm họng ở trẻ thường không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, phụ huynh không nên chủ quan, tránh trường hợp trẻ bị viêm họng lâu ngày không khỏi, có thể dẫn đến tình trạng viêm họng mãn tính hoặc các biến chứng đường hô hấp, có thể theo con bạn đến mãi về sau khi các bé đã trưởng thành, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống và công việc trong tương lai.
2. Nguyên nhân gây ra viêm họng ở trẻ
Viêm họng ở trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
Viêm họng do vi-rút: đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng viêm họng ở trẻ. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ do virus chiếm 80%.
Viêm họng do vi khuẩn như: liên cầu khuẩn do vi khuẩn Streptococcus gây ra, vi khuẩn phế cầu, vi khuẩn tụ cầu… Viêm họng do nấm (Candida) gây nhiễm trùng nấm men. Viêm họng do cảm, cúm: Cảm cúm thông thường có thể dẫn đến tình trạng viêm họng ở trẻ sơ sinh.
Ngoài ra, có thể bị viêm họng do các yếu tố khác như:
- Thời tiết trở lạnh, mưa ẩm
- Dị ứng với phấn hoa, khói thuốc, bụi bẩn trong không khí…
- Thở bằng miệng hay ngủ mở miệng gây ra tình trạng khô rát cổ họng, từ đó dẫn đến viêm họng.
- Trẻ gặp phải các vấn đề răng miệng như nướu răng, nấm miếng cũng khiến cho vi-rút, vi khuẩn có cơ hội tấn công cổ họng, gây ra tình trạng viêm họng.
- Trẻ đi học, vui chơi trong môi trường có nhiều vi-rút, vi khuẩn hoặc tiếp xúc với bạn bè bị bệnh từ đó lây nhiễm vi-rút, vi khuẩn gây bệnh viêm họng.
3. Triệu chứng viêm họng ở trẻ
Các triệu chứng phổ biến khi trẻ bị viêm họng bao gồm:
- Đau rát cổ họng.
- Khó nuốt, nuốt thức ăn, đồ uống hoặc thậm chí nuốt nước bọt thấy đau, vướng.
- Khàn giọng.
- Trẻ có thể bị sốt, gây cảm giác ớn lạnh.
- Toàn thân đau nhức, mệt mỏi.
- Amidan sưng to, đỏ.
- Đau đầu, đau tai. Ăn vào sẽ nôn, ói mửa.
Đối với trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi chưa thể nói được về các triệu chứng của mình, bé có thể biểu hiện bằng cách:
- Quấy khóc.
- Biếng ăn, gặp khó khăn trong việc ăn uống, không chịu nuốt thức ăn vì niêm mạc họng của trẻ bị sưng , gây cản trở và đau khi nuốt.
- Ho nhiều, khó thở, thở gấp, ngủ có tiếng ngáy.
- Sốt.
- Chảy nước bọt bất thường…
Bố mẹ cần ngay lập tức đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu quan sát thấy con có những biểu hiện sau:
Sốt cao trên 38 độ C bé khóc nhiều, tiếng khóc khác thường. Đau tai và đau đầu nhiều hơn. Ho nhiều, ho liên tục trong nhiều ngày Không thể ăn uống, quấy khóc nhiều khi ăn. Khó thở kèm theo tình trạng khóc nhiều. Tình trạng đau họng kéo dài hơn 1 tốt và chưa có dấu hiệu khỏi bệnh.
Khi thấy con mình có các triệu chứng trên, phụ huynh cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để điều trị dứt điểm tình trạng viêm họng cho trẻ, tránh trường hợp bệnh ngày một trở nặng, dẫn đến các bệnh lý đường hô hấp khác, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như quá trình phát triển của trẻ.
4. Điều trị viêm họng cho trẻ
Chăm sóc trẻ bị viêm họng tại nhà.
Cho trẻ uống nhiều nước.
Cần chú ý cho trẻ uống nước hoặc các loại trà ấm để làm dịu niêm mạc họng cho trẻ. Chú ý không uống nước quá lạnh hoặc nước quá nóng có thể khiến cho tình trạng viêm ở họng tệ hơn hoặc khiến trẻ bị bỏng. Ngoài ra để bổ sung thêm dưỡng chất, mẹ có thể cho bé uống nước luộc gà ấm hoặc nước hầm rau củ, vừa giúp cổ họng trẻ dễ chịu, vừa tăng cường dưỡng chất cho những ngày trẻ ốm.
Vệ sinh mũi họng cho trẻ.
Nếu trẻ quá bé và không thể tự làm sạch mũi của mình, phụ huynh nên giúp trẻ làm sạch bằng cách:
Dùng khăn mềm để lau rửa dịch mũi lỏng của bé trong trường hợp bé bị ngạt mũi. Nếu dịch mũi đặc và có gỉ mũi khiến trẻ khó thở, bố mẹ có thể làm sạch mũi cho bé bằng cách nhỏ một vài giọt nước muối sinh lý vào các bên mũi. Nước muối sinh lý để làm gỉ mũi mềm và dễ dàng lấy ra hơn.
Nếu dịch mũi ở trẻ quá đặc, khó lấy ra, phụ huynh có thể dùng dụng cụ hút mũi để làm thông thoáng mũi cho bé. Bố mẹ có thể kết hợp nhỏ 1 vài giọt nước muối sinh lý vào mũi bé để gỉ mũi mềm và hút ra hơn. Tuy nhiên, không nên lạm dụng phương pháp này vì có thể làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ.
Lưu ý, phụ huynh không được dùng miệng trực tiếp hút dịch mũi cho trẻ, tránh trường hợp lây lan virus, vi khuẩn.
Cho trẻ súc miệng bằng nước muối ấm.
Sử dụng nước muối sinh lý ấm để súc miệng sẽ làm dịu cổ họng trẻ và tăng khả năng ngăn ngừa vi-rút, vi khuẩn.
Sử dụng máy lọc không khí trong phòng. Giúp làm sạch không khí trong phòng, tránh cho trẻ hít phải bụi bẩn trong không khí.
Điều chỉnh chế độ ăn.
Thay đổi chế độ ăn cho phù hợp với tình trạng sức khỏe của bé sẽ giúp viêm họng nhanh khỏi hơn. Một số gợi ý cho phụ huynh khi điều chỉnh chế độ ăn cho trẻ như:
– Cho trẻ ăn các thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa mà vẫn bổ sung đủ chất dinh dưỡng.
– Nên chia nhỏ nhiều bữa ăn trong ngày, tránh tình trạng dồn nhiều thức ăn vào trong một bữa ăn khiến trẻ mệt vì viêm họng gây nên tình trạng khó nuốt và biếng ăn ở trẻ. Đặc biệt, việc này vẫn đảm bảo trẻ có thể tiêu thụ đủ lượng thức ăn trong những ngày bị viêm họng.
– Cho trẻ uống nhiều nước, nước hoa quả hoặc một ít nước điện giải.
– Nên chia nhỏ nhiều bữa ăn trong ngày, tránh tình trạng dồn nhiều thức ăn vào trong một bữa ăn khiến trẻ mệt vì viêm họng gây nên tình trạng khó nuốt và biếng ăn ở trẻ. Đặc biệt, việc này vẫn đảm bảo trẻ có thể tiêu thụ đủ lượng thức ăn trong những ngày bị viêm họng.
– Cho trẻ uống nhiều nước, nước hoa quả hoặc một ít nước điện giải.
Điều trị viêm họng ở trẻ nhỏ bằng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ
Quá trình điều trị bằng thuốc kháng sinh cần phải xem xét vào nguyên nhân gây bệnh. Khi trẻ bị viêm họng hơn 1 tuần và chưa có dấu hiệu khỏi, phụ huynh cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp, tránh các hệ quả và biến chứng khó lường.
Không tự ý điều trị viêm họng cho trẻ bằng cách sử dụng kháng sinh tự kê đơn.
Lưu ý, các bậc phụ huynh không nên tự ý cho trẻ uống thuốc kháng sinh không kê đơn vì nếu bé uống các loại kháng sinh không phù hợp với tình trạng bệnh sẽ dẫn đến tình trạng không hỏi bệnh và bệnh ngày một nặng hơn hoặc gây ra tình trạng nhờn thuốc ở trẻ.
Do đó, phụ huynh hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ và cho trẻ dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ để có những điều chỉnh thích về thuốc cho phù hợp.
5. Phòng ngừa viêm họng ở trẻ
Thực tế do sức đề kháng của trẻ còn yếu, rất khó để chống lại các nguyên nhân gây bệnh không thể hoàn toàn ngăn chặn được bệnh viêm họng ở trẻ nhỏ. Thay vào đó, phụ huynh có thể hạn chế nguy cơ tái phát bệnh viêm họng cho các con bằng những cách sau:
– Tập cho trẻ thói quen vệ sinh, rửa tay sạch sẽ sau khi tiếp xúc với các mặt phẳng như bàn ghế, màn hình điện thoại để tránh tiếp xúc với vi khuẩn và rửa tay trước khi ăn để tránh đưa vi khuẩn vào người.
– Tránh cho trẻ tiếp xúc với những người đang bị bệnh cảm cúm và viêm họng.
– Tránh đưa trẻ đến những nơi đông người, đặc biệt vào các khoảng thời gian dễ lây nhiễm bệnh như mùa đông, mùa xuân hay khi thời tiết chuyển mùa.
– Nhắc nhở trẻ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, thường xuyên súc miệng và thay bàn chải cho trẻ sau khi bé khỏi bệnh viêm họng để ngăn ngừa bệnh quay trở lại.
– Thường xuyên vệ sinh đồ chơi và dụng cụ cá nhân mà trẻ hay sử dụng, tránh cho trẻ tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh.
Thúy Hường/TH