Cách phòng tránh sốc nhiệt cho trẻ khi trời nắng nóng
Tình trạng sốc nhiệt là khi nhiệt độ cơ thể tăng cao ở mức trên 40 độ C tuy nhiên trẻ lại không ra mồ hôi và bị mất tri giác. Đây là tình trạng vô cùng nguy hiểm, nếu không kịp thời can thiệp trẻ có thể tử vong.
Sốc nhiệt được biết là hiếm xảy ra so với các tình trạng kiệt sức khác ở con người do thời tiết nắng nóng gây ra. Kiệt sức do nhiệt còn là tình trạng cơ thể ở nhiệt độ chưa cao lên nhưng bị thiếu nước, chất điện giải do đổ mồ hôi khi trời nắng với các biểu hiện kèm theo như xây xẩm, mệt, khát nước, nước tiểu sậm màu và trường hợp nặng có thể gây ngất.
1. Nhiệt độ nào vào mùa hè có thể gây sốc nhiệt?
PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Phó Hiệu trưởng, Trưởng khoa Y tế công cộng Trường ĐH Y dược TP.HCM cho biết, nhiệt độ môi trường là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sức khỏe do nhiệt nhưng đây được biết không phải yếu tố quyết định duy nhất.
Thời điểm trời nắng nóng ở 36 độ C nhưng vẫn đứng trong bóng râm, thoáng khí thì rất ít có nguy cơ bị sốc nhiệt hơn với người hoạt động ngoài trời nắng với thể lực mạnh ở 32 độ C hoặc khi quần áo che kín đặc biệt là với trẻ nhỏ.
Lưu ý, trẻ nhỏ trong xe hơi đóng kín cửa dễ bị sốc nhiệt do ánh nắng chiếu vào dù nhiệt độ môi trường chỉ khoảng 25 độ C. Vì vậy, mùa hè phụ huynh tuyệt đối không cho trẻ ngồi trong ô tô để chạy vào siêu thị hay cửa hàng tạp hóa mua đồ rất nguy hiểm với sức khoẻ trẻ.
Các nghiên cứu cho biết, khi nhiệt độ tối đa trong ngày dưới 32 độ C thì có rất ít người bị sốc nhiệt. Tuy nhiên, chỉ cần trên ngưỡng này thì các trường hợp sốc nhiệt đã gia tăng nhanh chóng.
Tại TP.HCM, thực tế không có thời điểm nào trong năm đảm bảo con người ở đây có thể hoàn toàn tránh khỏi nguy cơ bị sốc nhiệt nếu như thiếu các biện pháp phòng tránh. Đặc biệt từ tháng 3 đến tháng 5, khi nhiệt độ ở ngưỡng cực đại từ 33 độ trở lên.
2. Hướng dẫn cách phòng tránh sốc nhiệt cho trẻ khi trời nắng nóng
2.1. Nên cho trẻ ăn, uống như thế nào vào mùa hè
Thời tiết nắng nóng đặc biệt có thể gây ra rất nhiều vấn đề sức khỏe liên quan đến trẻ nhỏ như rôm sảy, kiệt sức hoặc ngất, sốc nhiệt.
Nắng nắng của mùa hè cũng là nguyên nhân làm lây lan các bệnh truyền nhiễm trẻ dễ mắc như tay chân miệng, tiêu chảy,…
Muốn phòng tránh các vấn đề sức khỏe do nhiệt, phụ huynh cần cho trẻ ăn chế độ dinh dưỡng bù đủ lượng nước, muối khoáng mà trẻ bị mất do đổ mồ hôi. Sức khỏe của trẻ có thể chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nếu không bù đủ lượng nước, thể tích máu lưu thông bị giảm còn làm trẻ bị kiệt sức, khát nước, xây xẩm, mệt và có thể bị ngất.
Các trường hợp nghiêm trọng khi trẻ bị thiếu nước trầm trọng đặc biệt ở môi trường nhiệt cao, trẻ vận động mạnh trẻ có thể bị sốc nhiệt. Nếu trẻ được bù nước nhưng không bù đủ lượng muối khoáng thì rất dễ xảy ra tình trạng rối loạn điện giải ở trẻ.
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, mùa hè là thời điểm mẹ cần cho trẻ bú nhiều hơn. Trong khi đó trẻ trên 6 tháng tuổi mẹ có thể bổ sung nước cho trẻ bằng nước đun sôi để nguội để trẻ đi tiểu ít nhất từ 6 đến 8 lần/ngày.
Nếu trẻ không có thói quen tự uống nước, phụ huynh cần kịp thời và thường xuyên nhắc trẻ uống nước. Quan trọng hơn khi trẻ tham gia các hoạt động thể lực, chơi đùa.
Ngoài ra, để cung cấp đủ muối khoáng natri, kali và magnesium cho trẻ, người chăm sóc trẻ có thể bổ sung cho trẻ bằng cách cho trẻ uống canh rau có thêm chút muối hoặc nước trái cây như nước cà chua.
2.2. Bổ sung vitamin cho trẻ vào mùa hè có cần thiết không?
Thời tiết mùa hè khiến trẻ có nhu cầu cao hơn về muối khoáng nhưng điều này không có nghĩa là trẻ có nhu cầu cao hơn về vitamin, do đó phụ huynh có thể hiểu trẻ không cần bổ sung vitamin đặc biệt trong mùa hè.
Vitamin là chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể và cần được cung cấp thường xuyên. Nếu phụ huynh lo lắng trẻ không nhận được đầy đủ dưỡng chất, vitamin qua thực phẩm thì có thể bổ sung vitamin ở dạng viên cho trẻ uống dù thời tiết có nắng nóng hay không. Lưu ý, khi muốn bổ sung vitamin dạng viên cho trẻ thì cha mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
2.3. Sử dụng điều hòa ở bao nhiêu độ?
Muốn tránh tình trạng sốc nhiệt xảy ra, tránh cả các bệnh như rôm sảy, giảm nguy cơ đột tử ở trẻ nhỏ thì những ngày nắng nóng phụ huynh có thể sử dụng điều hòa trong phòng trẻ.
Một nghiên cứu được thực hiện tại Việt Nam cho thấy, trẻ nhỏ và người lớn đều nên để nhiệt độ trung bình 26 độ C.
Bật điều hoà ở nhiệt độ 26 độ C để phòng tránh Cảm lạnh do điều hòa mùa hè: Nguyên nhân và hướng dẫn sử dụng điều hòa đúng cách.
2.4. Có cần sử dụng kem chống nắng cho trẻ?
Mùa hè thời điểm tia cực tím hoạt động mạnh. Kem chống nắng với tác dụng ngăn chặn tia cực tím đi xuyên vào da giúp giảm một phần bức xạ nhiệt gây nguy cơ kiệt sức do nhiệt và sốc nhiệt gây ra.
Không chỉ thế, thời tiết mùa hè còn có thể gây ra bỏng da do tia cực tím, làm phá hủy lớp collagen dưới da và gây đột biến. Vì vậy, nên sử dụng kem chống nắng bôi cho trẻ trong mùa hè nhằm ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về da hoặc ung thư da.
Ngoài sử dụng kem chống nắng, phụ huynh cần cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, đội mũ rộng vành và ở các nơi thoáng mát, uống đủ nước để giảm các vấn đề sức khỏe do nhiệt gây ra.
2.5. Hướng dẫn trẻ vận động đúng cách vào mùa hè
Những ngày nắng nóng không nên ngăn cấm trẻ hoạt động, trẻ nhỏ vẫn cần hoạt động thể lực để phát triển hệ cơ xương và tăng cường sức khoẻ, sức đề kháng. Nhưng lo ngại vận động trong thời tiết nắng nóng có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe do nhiệt gây ra.
Hướng dẫn trẻ vận động mùa hè đúng cách như sau:
– Không cho trẻ vận động ở cường độ cao.
– Hướng dẫn trẻ vận động theo hướng tăng dần cường độ theo ngày để trẻ thích nghi với môi trường, thời tiết nắng nóng của mùa hè.
– Dừng vận động ngay khi trẻ có các dấu hiệu mệt, xây xẩm, mờ mắt, buồn nôn, nôn ói,… Lập tức đưa trẻ vào chỗ mát, cho trẻ uống đủ nước.
– Nếu trẻ có biểu hiện bị sốc nhiệt, nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở cấp cứu và xử lý kịp thời.
Sốc nhiệt vào mùa hè ở trẻ không thể chủ quan. Vì vậy, phụ huynh có thể tham khảo những cách phòng tránh sốc nhiệt cho trẻ khi trời nắng nóng ở trên để bảo vệ sức khỏe trẻ tốt nhất trong mùa hè.
Nguyễn Nga