Bánh mỳ của 3 miền Việt Nam có gì khác nhau?

Bánh mì Hà Nội có lớp vỏ giòn xốp ăn cùng pate, ruốc, chả… còn ở Sài Gòn đầy ắp nhân thịt nướng, jambon, xá xíu hoặc kèm phá lấu.
Ở Hà Nội, bánh mì là món ăn sáng phổ biến, hoặc là món ăn trưa khi muốn đổi vị. Bánh mì trước kia thường có nhân pate, giò lụa, ruốc, trứng rán, rau mùi và tương ớt. Ngày nay bánh mì có thêm nhiều loại nhân ăn kèm như thịt nướng, giăm bông, xá xíu... Đặc trưng dễ thấy của bánh mì Hà Nội là không quá dày, vỏ bánh giòn rụm. Ảnh: Banhmibacan/Instagram.

Ở Hà Nội, bánh mì là món ăn sáng phổ biến, hoặc là món ăn trưa khi muốn đổi vị. Bánh mì trước kia thường có nhân pate, giò lụa, ruốc, trứng rán, rau mùi và tương ớt. Ngày nay bánh mì có thêm nhiều loại nhân ăn kèm như thịt nướng, jambon, xá xíu hoặc chấm cùng bát sốt vang… Đặc trưng dễ thấy của bánh mì Hà Nội là không quá dày, vỏ bánh giòn xốp. Ảnh: Banhmibacan/Instagram.

Khi đi chơi đêm, du khách có thể thưởng thức bánh mì dân tổ ở góc phố Trần Nhật Duật, Cao Thắng. Bánh mì có lớp vỏ giòn rụm với phần nhân trứng, patê, bơ, chả, lạp xưởng xào chung, ăn kèm dưa chuột và rau thơm. Ảnh: Lan Hương.
Khi đi chơi đêm, du khách có thể thưởng thức bánh mì “dân tổ” ở góc phố Trần Nhật Duật, Cao Thắng. Bánh mì có lớp vỏ giòn rụm với phần nhân trứng, patê, bơ, chả, lạp xưởng xào chung, ăn kèm dưa chuột và rau thơm. Ảnh: Lan Hương.
Hải Phòng nổi tiếng với bánh mì que, thường có kích thước bằng 2-3 ngón tay gộp lại, vỏ giòn không dày lõi. Bánh mì que có nhân pate kèm sốt ớt cay nồng hoặc nhân bơ sữa. Bánh thường được nướng than trước khi rưới mỡ giúp vỏ giòn xốp hơn. Ảnh: Hoa Cỏ Dại.

Hải Phòng nổi tiếng với bánh mì que, thường có kích thước bằng 2-3 ngón tay gộp lại, vỏ giòn không dày lõi. Bánh mì que có nhân pate kèm sốt ớt cay nồng hoặc nhân bơ sữa. Bánh thường được nướng than trước khi rưới mỡ giúp vỏ giòn xốp hơn. Ảnh: Hoa Cỏ Dại.

Khác biệt cách ăn bánh mì ba miền - 4

Đến Đà Nẵng, du khách có thể thưởng thức bánh mì gà có chiều dài gần bằng một bàn tay, vỏ giòn và lõi xốp. Bánh mì gà thường kèm nhân bơ trứng, chà bông (ruốc) gà, hành khô, dưa chuột, đồ chua và đặc biệt không thể thiếu tương ớt ngọt Đà Nẵng. Món ăn có thể ăn buổi sáng hoặc lót dạ buổi chiều vì không quá nhiều thịt. Ảnh: Nothingtoeat.

Ở Đà Nẵng còn có món bánh mì khá đặc biệt ăn kèm bột lọc. Bánh bột lọc được kẹp cùng chả cá hoặc chả bò thái lát mỏng, hoặc cũng có thể chỉ ăn bột lọc riêng. Bánh mì là loại dài, nhiều ruột. Ảnh: Vi Yến

Ở Đà Nẵng còn có món bánh mì khá đặc biệt ăn kèm bột lọc. Bánh bột lọc được kẹp cùng chả cá hoặc chả bò thái lát mỏng, hoặc cũng có thể chỉ ăn bột lọc riêng. Bánh mì là loại dài, nhiều ruột. Ảnh: Vi Yến

Bánh mì Phượng Hội An từng được cố đầu bếp người Mỹ nổi tiếng, Anthony Bourdain khen ngợi là sandwich ngon nhất thế giới. Bánh mì có đa dạng nhân như thịt nướng, giò chả, pate, gà với bơ, thịt bò cuộn pho mát, thịt xông khói, thập cẩm... Đặc biệt không thể thiếu nước sốt mặn ngọt ngập mềm lõi bánh. Ảnh: Etoffekim.

Bánh mì Phượng Hội An từng được cố đầu bếp người Mỹ nổi tiếng, Anthony Bourdain, khen ngợi là “sandwich ngon nhất thế giới”. Bánh mì có đa dạng nhân như thịt nướng, giò chả, pate, gà với bơ, thịt bò cuộn pho mát, thịt xông khói, thập cẩm… Đặc biệt không thể thiếu nước sốt mặn ngọt ngập mềm lõi bánh. Ảnh: Etoffekim.

Ở Nha Trang có bánh mì chấm với bát nhân gồm trứng cút, trứng chiên, xíu mại, dưa leo, rau, chả lụa, chả cá và đồ chua ngọt, tương ớt, sốt trứng gà. Bánh mì ăn kèm là loại đặc ruột, luôn đặt trong lò để giữ độ nóng giòn. Khi ăn, thực khách xé bánh mì chấm chung nước sốt rồi gắp nhân ăn kèm. Ảnh: Thanh Trang.

Bên cạnh các món bánh mì kẹp, Nha Trang có bánh mì chấm với bát nhân gồm trứng cút, trứng chiên, xíu mại, dưa leo, rau, chả lụa, chả cá và đồ chua ngọt, tương ớt, sốt trứng gà. Bánh mì ăn kèm là loại đặc ruột, luôn đặt trong lò để giữ độ nóng giòn. Khi ăn, thực khách xé bánh mì chấm chung nước sốt rồi gắp nhân ăn kèm. Ảnh: Thanh Trang.

Bánh mì Sài Gòn có đặc trưng đa dạng các loại nhân như thịt nướng, giăm bông, chả, xá xíu thịt trứng... Một số quán còn có bánh mì bò lá lốt, bánh mì sườn bì chả, bánh bột lọc xoài... Đặc trưng dễ thấy nhất của bánh mì kẹp Sài Gòn là to, lõi dày và phần nhân đầy đặn. Bánh thường được ăn kèm các loại rau thơm, đồ chua, nước sốt để hương vị hài hòa hơn. Ảnh: Tâm Linh.

Bánh mì Sài Gòn có đặc trưng đa dạng các loại nhân như thịt nướng, jambon, chả, xá xíu, bì, trứng… Một số quán còn có bánh mì bò lá lốt, bánh mì sườn bì chả, bánh bột lọc xoài… Đặc trưng dễ thấy nhất của bánh mì kẹp Sài Gòn là to, lõi dày và phần nhân đầy đặn. Bánh thường được ăn kèm các loại rau thơm, đồ chua, nước sốt để hương vị hài hòa hơn. Ảnh: Tâm Linh.

Người Sài Gòn cũng thưởng thức bánh mì với cà ri gà hay phá lấu, được nấu từ thịt bò và nội tạng như gan, lá lách, dạ dày biến tấu từ món ăn gốc hoa. Ảnh: Lan Hương.
Người Sài Gòn cũng thưởng thức bánh mì với cà ri gà hay phá lấu, được nấu từ thịt bò và nội tạng như gan, lá lách, dạ dày biến tấu từ món ăn gốc hoa
                                                                                                                                    Hoa hạnh